Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao cho nhanh hết?

Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nấc có thể xảy ra bất cứ khi nào, ngay cả khi vừa bú xong hoặc khi bé đang ngủ. Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao cho mau hết vẫn là thắc mắc chung của rất nhiều bà mẹ khi bé thường xuyên gặp phải tình trạng này.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì nấc cụt chính là hiện tượng xuất hiện các cơn co thắt bất ngờ và không thể tự chủ từ cơ hoành, những cơn co thắt này thường bị ngắt quãng liên tục và lặp lại nhiều lần. Nói cách khác do trong quá trình hít vào nhưng chưa kết thúc mà thanh môn bất chợt bị đóng lại nên mới dẫn đến bị nấc cụt.

 Trẻ bú sai tư thế, bú quá no cũng dễ bị nấc cụt.
Trẻ bú sai tư thế, bú quá no cũng dễ bị nấc cụt.

Nguyên nhân dẫn đến nấc cụt rất đa dạng nhưng chủ yếu là do mẹ cho bé bú sai cách khiến con nuốt phải nhiều hơi nên dẫn tới nấc. Việc cho bé bú quá no, bú nhanh hoặc vừa khóc vừa bú đôi khi cũng gây đầy bụng và nấc. Ngoài ra việc mẹ không giữ ấm cơ thể cho con, bé bị hen suyễn, dị ứng, trào ngược dạ dày mà ra…

Thêm vào đó do cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh vừa nhỏ, nằm ngang và nông nên càng dễ bị nấc cụt hơn so với trẻ lớn hoặc người lớn.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?

Nếu thấy bé có những biểu hiện của nấc cụt thì mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp sau, chắc chắn giúp bé mau khỏi và cũng khá an toàn.

- Mẹ vỗ nhẹ ở trên lưng hoặc vai cho bé, khi vỗ mẹ chụm các đầu ngón tay lại để vỗ nhẹ và không làm bé bị đau. Thao tác vỗ này hoàn toàn không gây hại mà sẽ có tác dụng giúp bé ợ hơi, khi hơi được ợ ra ngoài là lập tức con sẽ hết nấc. Nhưng mẹ cũng lưu ý thao tác vỗ cần nhẹ nhàng và phải dứt khoát, tránh vỗ quá mạnh vào lưng con.

- Các mẹ cũng có thể dùng 2 ngón tay trỏ của mình để bịt vào 2 lỗ tai của con, thời gian bịt chỉ tầm khoảng nửa phút là được sau đó bỏ ra là con hết nấc. Hoặc có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để bóp 2 cánh mũi bé, giữ miệng bé trong vòng 2-3 giây, sau đó nghỉ 2-3 giây rồi lại tiếp tục lặp lại 15-20 lần là sẽ khỏi.

- Nấc cụt làm sao hết? Với các bé sơ sinh mẹ có thể cho con bú mẹ một chút nhưng nhớ là phải bú đúng cách. Khi bú bé sẽ quên đi việc nấc nên giúp chữa nấc cụt hiệu quả. Cách này đơn giản, hiệu quả được khá nhiều mẹ áp dụng tốt.

- Thay đổi tư thế cho bé bú cũng là cách chữa và phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh rất tốt. Nếu như trước mà mẹ thấy con hay bị nấc sau khi bú mẹ hoặc bú bình thì chắc chắc là con bú sai cách nên mới như vậy. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần điều chỉnh tư thế bú phù hợp, để đầu bé cao hơn dạ dày khi bú, cho bé nằm nghiêng vào trong để hạn ché nuốt phải khí.

Nhất là với bé sơ sinh tầm 1-2 tháng thì lượng sữa mẹ nhiều, do đó mẹ cần dùng tay giữ đầu vú để sữa không chảy quá nhanh dễ khiến con trào ngược rồi nấc.

Vỗ nhẹ vào lưng và vai bé để con hết nấc. 
Vỗ nhẹ vào lưng và vai bé để con hết nấc.

- Đối với những bé mà đang bú bình thì mẹ cần kiểm tra lại bình ty xem có phù hợp hay chưa. Cần chọn núm vú bình sữa vừa vặn, không quá lớn hay quá nhỏ để tránh con nuốt nhiều không khí khi bú sẽ gây nấc

 Nếu con thường xuyên nấc cả khi ngủ, khi ăn xong hoặc bình thường, nấc kéo dài thì mẹ cần phải cho con đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Đọc thêm:

Nấc cụt là gì ? Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc?

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21