Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Có nguy hiểm hay không? Là thắc mắc chung của rất đông mẹ bỉm sữa khi con yêu bị nấc cụt, nhất là với những mẹ mới lần đầu nuôi con chưa có kinh nghiệm thì càng lo lắng hơn.Theo các chuyên gia y tế, nấc cụt là hiện tượng xảy ra do cơ hoành của trẻ co thắt không tự chủ và bị ngắt quãng, từ đó làm cho không khí hít vào bị ngưng đột ngột, không tự chủ được và thanh môn bất ngờ đóng kín lại nên đã gây ra tiếng kêu gọi là nấc. 

Trẻ sơ sinh bị nấc do bú sai cách, bú no và nhanh. 
Trẻ sơ sinh bị nấc do bú sai cách, bú no và nhanh.

Thực tế nấc cụt có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào, tuy nhiên do trẻ sơ sinh hệ hô hấp còn kém, cơ hoành cũng chưa phát triển hoàn thiện nên càng dễ bị hơn. Và theo thống kê hầu hết bé sơ sinh ai cũng bị nấc cụt ít nhất là 1-2 lần trong đời, cũng có bé thường xuyên và liên tục bị nấc kéo dài.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ là bị bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?

Bé sơ sinh hay bị nấc nhưng nếu thường xuyên bị nấc mà không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Cụ thể:

- Nấc cụt khiến bé thấy khó chịu: những tiếng nấc phát ra thường khiến bé khó chịu và mệt mỏi hơn bình thường. Ngay cả với người lớn bị nấc còn mệt huống chi là trẻ nhỏ. Nếu nấc càng dài bé càng mệt và quấy khóc.

- Nấc kéo dài dễ gây nôn trớ: bạn nên biết rằng dạ dày của bé sơ sinh rất nhỏ, nằm ngang nên nếu nấc phát ra liên tục sẽ kích thích dạ dày phản xạ trào ngược thức ăn ra ngoài. Vì thế mà có những bé chỉ nấc 1 lúc mà trớ hết sữa ra ngoài.

- Nấc cụt dễ khiến bé sơ sinh thở dốc: như đã chia sẻ ở trên nấc cụt xảy ra do cơ hoành hoạt động không kiểm soát. Mà cơ hoành lại chính là lớp cơ mỏng chuyên ngăn cách giữa khoang ngực và khoang bụng, chịu trách nhiệm chính cho hoạt động thở. Chính vì thế một khi bị nấc cụt tức là cơ hoành sẽ đóng mở thất thường, bị tổn thương, gây ảnh hưởng tới hoạt động thở của con, bé khó thở và thậm chí là thở dốc.

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều rất mệt mỏi và khó chịu. 
Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều rất mệt mỏi và khó chịu.

- Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không? Bé bị nấc cụt có thể do bé đang bị hen suyễn: điều này được lý giải là do khi bị hen thì các ống phế quản phổi của trẻ sẽ bị viêm nên đã hạn chế luồng không khí vào phổi. Chính vì thế mà con sẽ thiếu hơi, gây thở khò khè làm cơ hoành bị co thắt và gây nấc cụt.

- Một số trẻ bị dị ứng với thành phần trong sữa công thức hoặc là sữa mẹ sẽ gây viêm nhiễm thực quản, là nguyên nhân dẫn tới nấc, nếu không xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm.

Nói tóm lại trẻ sơ sinh bị nấc nhiều mà mẹ không chú tâm xử lý và chữa trị sẽ rất nguy hiểm, điều đó làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Thậm chí có những trường hợp nấc cụt do bệnh lý mà để lâu còn đe doạ tới cả tính mạng trẻ, do đó không được chủ quan.

Đọc thêm: Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh  hiệu quả

Phải làm sao khi trẻ bị nấc nhiều lần trong ngày?

- Mẹ có thể cho con bú mẹ để giúp con hết nấc

- Mẹ dùng 2 ngón tay trỏ của mẹ đem bịt vào 2 lỗ tai của bé tầm nửa phút hoặc bóp mũi bé tầm 2-3 giây, nghỉ rồi lại bop như thế 20 lần là được.

Cho bé uống nước hoặc bú mẹ khi bị nấc. 
Cho bé uống nước hoặc bú mẹ khi bị nấc.

- Vỗ nhẹ lưng cho con: mẹ chụm tay lại rồi nhẹ nhàng vỗ vào lưng và vai cho bé, như vậy bé sẽ bị ợ hơi và hết nấc ngay sau đó.

- Thay đổi tư thế cho bé bú để hạn chế bé nuốt hơi vào dạ dày, nếu bú bình thì cần cầm dốc cao bình sữa hơn bình thường.

Ngoài ra nếu mẹ đã áp dụng đủ các cách mà bé không khỏi, vẫn nấc thường xuyên và nhiều kèm nôn trớ thì hãy cho bé đến bệnh viện để thăm khám kiểm tra nhé!

Đọc thêm:

> Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status