Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không?

Nấc hay còn được gọi là nấc cụt, là phản xạ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do kích thích dây thần kinh hoành dẫn tới sự co thắt đột ngột của cơ hoành, tạo ra sự thay đổi áp lực khí đột ngột trong buồng phổi nên mới dẫn tới tiếng kêu.

Vậy trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Bé sơ sinh bị nấc sau khi bú phải làm sao cho mau hết? Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú

Trẻ sơ sinh bị nấc nguyên nhân do đâu?

- Do mẹ cho bé bú sai tư thế khiến cho bé nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày, từ đó mà làm kích thích dạ dày, là nguyên nhân dẫn tới phản xạ nấc cụt. Thậm chí việc nuốt quá nhiều khí này còn khiến dạ dày của con giãn nở và to ra.

- Do bé bú quá no, lượng sữa vào dạ dày nhiều nên dạ dày to hơn và bị giãn ra. Chính bởi sự giãn nở một cách đột ngột của khoang bụng như thế này nên đã làm co thắt cơ hoành và khiến bé sơ sinh dễ bị nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt chủ yếu là do bú sai cách. 
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt chủ yếu là do bú sai cách.

- Bên cạnh đó do cấu tạo dạ dày của bé còn nhỏ, lại nằm ngang và nông, nên chỉ cần nuốt nhiều sữa hay không khí 1 chút thôi cũng có thể gây ra phản xạ nấc sau khi bú.

- Ngoài ra trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác gây ra như do bé bị dị ứng, hen suyễn, do bị trào ngược dạ dày thực quản, do nhiệt độ cơ thể bị giảm hoặc hít phải không khí ô nhiễm.

- Cũng có nhiều trường hợp do mẹ không chú ý giữ ấm cơ thể cho con khiến con trào ngược nôn trớ rồi gây ra hiện tượng nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú?

Nếu như mẹ thấy con bị nấc cụt thì có thể cho bé bú thêm một chút để giúp con hết nấc. Nhưng mẹ cần chú ý bú đúng tư thế để con không nuốt hơi nhiều. Trường hợp bé vừa bú xong mà lại bị nấc thì không nên cho bú tiếp mà nên dùng biện pháp khác. Ví dụ như vỗ nhẹ lưng trên cho bé để ợ hơi sẽ hết nấc. Còn với bé trên 1 tháng thì có thể cho con uống thêm một ít nước để hết nấc.

Bé sơ sinh bị nấc sau khi bú mẹ phải làm sao?

Để con nhanh hết bị nấc cụt mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau đây:

- Vỗ nhẹ trên lưng cho bé: khi thấy con nấc, mẹ chụm bàn tay lại rồi vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Chú ý thao tác vỗ nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát để giúp bé ợ hơi, khi ợ được hơi là con sẽ hết nấc, không được vỗ quá mạnh sẽ khiến bé đau.

- Massage lưng cho con: đây cũng được xem là một trong những cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Với cách này, mẹ đặt bé nằm nghiêng rồi dùng tay nhẹ nhàng xoa trên lưng theo hình vòng tròn. Hoặc mẹ cũng có thể đặt trẻ sơ sinh nằm trên bụng mình và tiến hành massage giúp bé cảm thấy thoải mái, căng cơ hoành và ngăn chặn nấc cụt.

Vỗ nhẹ lưng hoặc matxa để con mau hết nấc cụt. 
Vỗ nhẹ lưng hoặc massage để con mau hết nấc cụt.

- Cho bé bú đúng cách: khi bú mẹ, mẹ cần cho con nằm cao đầu, nên dùng tay giữ đầu ty để sữa không chảy quá nhiều, tránh bé nuốt phải nhiều hơi. Đồng thời cần chia nhỏ các cữ ăn trong ngày, không được cho con bú quá nhiều một lúc như thế vừa dễ gây nấc cụt mà còn dễ gây nôn trớ, đầy hơi đầy bụng.

- Dùng tay để bịt lỗ tai của bé: cách này khá đơn giản, nếu sau khi con bú mà bị nấc thì mẹ có thể sử dụng 2 ngón tay của mình để bịt hai bên lỗ tai của trẻ tầm khoảng nửa phút rồi lại thả ngay ra là bé có thể hết nấc.

- Một số phương pháp dân gian giúp bé nhanh hết nấc cụt như dùng cuốn chiếu hoặc là đuôi lá trầu không đem dán trực tiếp lên giữa đầu lông mày bé là được.

Ngoài ra nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú thường xuyên, liên tục, nấc cả khi ngủ, nấc nhiều giờ kèm theo chậm lớn, hay nôn trớ thì hãy cho con đi kiểm tra sớm tại các bệnh viện uy tín.

Đọc thêm:

Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ là dấu hiệu bệnh gì?

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt dùng mẹo gì cho hết?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status