Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao cho nhanh khỏi?

Ho và sổ mũi được xem là ứng giúp cơ thể loại bỏ được chất kích thích cũng như vi khuẩn bám ở trong đường hô hấp. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi kèm theo cả dịch đờm sẽ khiến cha mẹ lo sợ.

Ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra.

Ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do nhiễm lạnh, cảm lạnh, cảm cúm hoặc là bởi một bệnh lý nào đó. Thường gặp nhất là:

- Do hệ hô hấp của trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Các tác nhân này một khi tấn công hệ hô hấp và gây bệnh thường sẽ gây ra sổ mũi, ho hoặc thậm chí là gây sốt.

- Do khí quản của trẻ bị mắc dị vật nên dẫn tới ho có đờm kèm theo thở khò khè, sổ mũi.

- Do trẻ bị nhiễm lạnh, nằm điều hoà lâu ở nhiệt độ thấp, nhất là vào ban đêm sẽ khiến bé hít phải nhiều không khí lạnh lạnh rồi gây ra ho sổ mũi, khó chịu.

- Do bé bị viêm phổi, bệnh viêm họng cấp, bệnh viêm phế quản… tất cả các căn bệnh này sẽ khiến con bị ho có đờm, sốt cao và khó thở, chảy nước mũi.

- Do trẻ bị hen phế quản hoặc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây bệnh từ môi trường như lông thú, khói bụi, phấn hoa, bọ ve, hoá chất, khói thuốc lá… đều có thể khiến trẻ bị ho, thở khò khè và sổ mũi.

Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi nhiều nhất là vào lúc thời tiết trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột, thất thường, chuyển từ nóng sang lạnh. Cộng thêm sức đề kháng của bé lại còn non yếu, chính vì thế mà bé càng dễ nhiễm lạnh và bị bệnh hơn.

Đọc thêm: Trẻ 6 tháng bị ho sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

- Hãy cho con bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có chứa nhiều kháng thể tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp làm tan đờm, giảm nhanh các cơn ho.

- Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé bằng nước muối. Khi bé bị sổ mũi thì việc quan trọng đầu tiên cần làm là làm sạch mũi cho con để loại bỏ các chất nhày trong mũi, giúp bé dễ thở và ngăn ngừa viêm nhiễm. Mẹ có thể mua lọ thuốc nhỏ mũi ở hiệu thuốc về nhỏ cho con, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần, mỗi lần nhỏ 2-3 giọt vào từng bên mũi cho tới khi bé khỏi hẳn.

- Vỗ nhẹ lưng để rung long đờm cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ có thể vỗ rung long đờm cho con bằng cách khum lòng bàn tay lại vỗ ở giữa hai bả vai. Mẹ có thể đặt bé nằm để vỗ nhẹ nhịp nhàng, có thể bé sẽ ho và nôn đờm nhiều hơn, nhưng mẹ không cần lo bởi như thế sẽ giúp tống đờm ra ngoài tốt hơn. 

Giữ ấm cho bé làm giảm triệu chứng ho nhanh chóng.

Massage giữ ấm cho bé làm giảm triệu chứng ho nhanh chóng.

- Massage gan bàn chân cho trẻ. Các mẹ có thể dùng ít tinh dầu tràm hoặc là tinh dầu bạc hà thoa nhẹ nhàng ở lòng bàn chân, đặc biệt là ở vị trí lõm nhất. Cách này không chỉ giúp giữ ấm cho cơ thể mà còn giúp con giảm nhanh triệu chứng ho.

- Phải giữ ấm cơ thể cho con. Nhiễm lạnh chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị ho và sổ mũi. Chính vì thế nếu muốn con nhanh khỏi bệnh mẹ hãy đảm bảo giữ ấm người cho bé, nhất là ở cổ ngực, vào mùa đông cần đi tất chân tất tay đầy đủ. Không để bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật…

Ngoài ra nếu trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi kèm theo sốt cao, tiêu chảy, khó thở, quấy khóc liên tục, bỏ bú, ngủ ít mẹ hãy cho con tới ngay bệnh viện để bác sỹ kiểm tra và có hướng điều trị tốt nhất.

Bài viết liê nquan:

>> Bé bị sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi?

>> Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm hô hấp trên

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status