Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không là một trong những thắc mắc được khá đông mẹ quan tâm hiện nay. Xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến trái chiều, có người cho rằng vẫn nên tắm nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên tắm khi bé bị cảm lạnh, tránh để bệnh nặng hơn. Vậy sự thật là như nào? Câu trả lời sẽ được làm sáng tỏ ngay sau đây.
Theo các chuyên gia y tế thì cảm lạnh là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, theo các thống kê cho thấy trung bình mỗi trẻ có thể mắc cảm lạnh từ 8 – 10 lần trong vòng 2 năm đầu đời. Nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của trẻ còn non kém và chưa phát triển hoàn thiện nên dễ dàng bị virus tấn công gây cảm lạnh.
Trẻ sơ sinh dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng kém.
Trẻ bị cảm lạnh thường có triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho có đờm nhiều, sốt. Đồng thời trẻ còn thường xuyên bị nôn trớ, nôn ra nhiều dịch đờm, bé lười ăn, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, người mệt mỏi, sụt cân. Nếu để lâu hoặc chăm sóc không đúng cách có thể gây ra biến chứng viêm phế quản, viêm phổi…
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không?
Thực tế thì một trong những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị cảm lạnh là do tắm nước lạnh, tắm lâu và tắm nhiều lần trong một ngày. Khi đó cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị cảm lạnh rồi gây viêm họng và ho. Vì thế mà rất nhiều mẹ cho rằng khi bé bị cảm lạnh thì tuyệt đối không được tắm, nếu tắm sẽ khiến cho bệnh của con càng trở lên nặng hơn.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng các mẹ vẫn phải nên tắm cho bé khi con bị cảm lạnh. Sở dĩ bé cảm lạnh do tắm là bởi mẹ tắm sai cách mới gây ra. Nếu biết cách tắm, kể cả khi con đang bị bệnh thì cũng không có vấn đề gì, thậm chí tắm đúng cách còn tốt cho bé.
Bé bị cảm lạnh nên tắm nước ấm, tắm nhanh trong phòng kín.
Đặc biệt cơ thể trẻ sơ sinh lại thường xuyên tiết ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm thì mồ hôi sẽ bịt lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công và gây các bệnh lý về da hơn. Hơn nữa mồ hôi ra nhiều khiến bé khó chịu và ốm yếu hơn. Vì vậy cần tắm rửa sạch sẽ giúp bé thấy dễ chịu, khoan khoái và tránh bị viêm nhiễm hơn.
Hơn thế nữa khi tắm cho bé với nước ấm còn có tác dụng kích thích lưu thông máu trong cơ thể, giúp làm loãng dịch đờm, long đờm, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Tắm nước ấm đúng cách giúp các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho giảm đi rõ rệt.
Như vậy với câu hỏi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không thì câu trả lời ở đây đó là có. Mẹ vẫn nên tắm cho con nhưng phải tắm đúng cách để không làm ảnh hưởng tới bé.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh tắm như thế nào cho đúng cách?
- Phải tắm bằng nước ấm: đây là nguyên tắc quan trọng khi tắm cho bé sơ sinh mà mẹ cần biết. Ngay cả khi thời tiết có nắng nóng thì cũng cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp rồi cho bé tắm.
- Phải tắm ở trong phòng kín: để đảm bảo con không bị nhiễm lạnh, mẹ cần cho trẻ tắm ở phòng kín gió, đóng các cửa lại, không để gió lùa vào bé sẽ gây lạnh.
- Tắm nhanh cho bé: lúc này mẹ không nên tắm lâu như mọi ngày sẽ vô tình gây bệnh nặng hơn. Mẹ tập trung tắm nhanh, lau rửa mặt, người cho bé sạch sẽ là được.
Cho bé bú mẹ ngay sau khi tắm xong.
- Có thể dùng quạt sưởi cho bé khi tắm: để tạo ra không gian ấm, nhất là mùa đông thì mẹ nên cho dùng thêm quạt sưởi, như vậy bé sẽ đỡ bị lạnh hơn.
- Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm, tinh dầu oliu hay bạc hà vào trong chậu nước tắm, khuấy đều rồi cho con tắm. Cách này vừa giúp bé thấy khoan khoái, dễ chịu mà còn kích thích loại bỏ dịch đờm, cải thiện tình trạng bệnh và phòng tránh cảm lạnh tốt.
Sau khi bé tắm xong thì mẹ dùng khăn bông khô mềm đã chuẩn bị sẵn để lau khô người cho con. Mặc quần áo cho bé rồi cho bé bú mẹ ngay để làm ấm người.
>>> Các loại lá tắm dùng cho trẻ sơ sinh an toàn nhất
>>> Cách lựa chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất