Trẻ hay gãi đầu, gãi tai không đơn giản chỉ là thói quen mà có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ cần tìm hiểu để đưa ra cách xử lý kịp thời tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên nhân khiến trẻ hay gãi đầu
Trẻ hay gãi đầu khi ngủ hoặc hay trẻ hay gãi đầu, gãi tai đôi khi chỉ vì ngứa ngáy nhưng phần lớn là triệu chứng cho thấy trẻ đang mắc bệnh nào đó liên quan đến da đầu. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ thường hay gãi da đầu:
- Trẻ bị dị ứng với dầu gội, sữa tắm, bột giặt: Cơ địa dễ dị ứng và cộng với làn da mỏng manh, nhạy cảm cộng với việc dùng các sản phẩm tắm gội chứa nhiều hóa chất khiến trẻ có thể bị dị ứng với các thành phần có trong dầu gội, sữa tắm, bột giặt dẫn đến kích ứng da, viêm da gây ngứa ngáy làm trẻ gãi đầu, gãi tai.
Nhiều lí do khiến trẻ hay gãi đầu
- Vệ sinh không sạch sẽ: Trẻ vui chơi, chạy nhảy ra nhiều mồ hôi, đầu tóc ẩm ướt, dính bết nhưng không được cha mẹ tắm gội, vệ sinh thường xuyên khiến trẻ hay gãi đầu, gãi tai vì ngứa. Bên cạnh đó, tóc quá dầy và dài hoặc việc gội đầu cho trẻ không kỹ cũng khiến trẻ khó chịu, dùng tay để gãi.
- Trẻ bị viêm da tiết bã: Trẻ hay gãi đầu cũng có thể bị viêm da tiết bã do các tuyến mồ hôi phải làm việc quá tải. Ngoài lông mày thì phía sau tai, da đầu của trẻ là hai vị trí dễ bị viêm da tiết bã nhất. Việc bị bong tróc vảy ở khu vực da đầu, tai cũng làm trẻ ngứa ngáy và dơ tay lên cào, gãi để cảm thấy dễ chịu hơn.
Trẻ hay gãi đầu gai tay rất có thể đang bị viêm tai giữa
- Trẻ bị viêm tai giữa: Ít ai biết rằng, trẻ hay gãi đầu gãi tai kèm sốt cao, quấy khóc, viêm mũi họng thì rất có thể trẻ đã bị viêm tai giữa hoặc tắc vòi nhĩ do vi khuẩn, vi rus gây viêm mũi họng lây lan.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám sớm để được điều trị kịp thời chứng viêm tai giữa. Bởi viêm tai giữa thường kéo dài, dễ tái phát và để lại nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trẻ hay gãi đầu cần làm gì cho mau khỏi?
Để trẻ gãi đầu, gãi tai nhiều khi thức hoặc khi ngủ đều không tốt, nếu là thói quen, là biểu hiện tự nhiên của trẻ thì cha mẹ vẫn nên để ý và giúp trẻ loại bỏ thói quen không tốt này.
Gãi đầu nhiều dễ làm trầy xước da đầu
Đọc thêm: Cách trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh an toàn và nhanh nhất
Nhưng nếu trẻ gãi đầu, gãi tai do bị ngứa da đầu hoặc mắc một trong những bệnh ở trên cha mẹ cần xử trí kịp thời bởi gãi nhiều sẽ khiến vùng da đầu, tai trẻ bị trầy xước, rách da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da.
Vậy cha mẹ cần làm gì hay có cách nào để giúp trẻ hết ngứa ngáy, khó chịu và không còn gãi đầu, gãi tai? Theo các chuyên gia, khi trẻ hay gãi đầu, gãi tai cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Dừng ngay việc sử dụng sữa tắm, dầu gội, xà phòng có chứa hóa chất kích ứng, thay vào đó chỉ nên sử dụng sản phẩm tắm gội cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da. Vệ sinh khu vực đầu, tai cho trẻ sạch sẽ.
Tắm gội cho trẻ hàng ngày để giữ vệ sinh
- Cắt ngắn móng tay của trẻ để hạn chế tối đa việc trẻ đưa tay lên cào, cấu lên vùng da đầu bị ngứa hoặc đeo bao tay cho trẻ.
- Nên cắt tóc cho trẻ theo định kỳ, tránh để tóc trẻ quá dài, quá dầy dễ ứ đọng, khó thoát mồ hôi.
- Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu cotton giúp thấm hút nhanh mồ hôi, giúp da thông thoáng.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, nơi vui chơi của trẻ, cho trẻ chơi ở nơi sạch sẽ, thông thoáng, có đồ chơi được vệ sinh sạch.
- Đảm bảo sữa mẹ cũng như nguồn dinh dưỡng cho trẻ hợp lý bởi khi trẻ bị ngứa đầu sẽ thường quấy khóc và lười ăn.
- Theo dõi tình trạng trẻ hay gãi đầu gãi tai, nếu thầy tình trạng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cho trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu