Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên liên tục thì đó lại là dấu hiệu bất thường. Chính vì vậy các mẹ cần phải nắm rõ được nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em, từ đó mới có thể đưa ra được cách đối phó hiệu quả nhất, giúp bé yêu sớm khỏi bệnh và phát triển toàn diện hơn.
Theo các chuyên gia y tế chảy máu cam còn được gọi là chảy máu mũi, đây là hiện tượng máu chảy ra từ niêm mạc mũi, có thể là mũi trước hoặc mũi sau. Nếu như máu chảy về mũi trước thì máu sẽ chảy ra ngoài, còn về mũi sau thì máu sẽ xuống họng nên khó phát hiện hơn. Chảy máu cam hay xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 2 - 10 tuổi, nó có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng dễ bắt gặp nhất là vào buổi sáng.
Chảy máu cam nguyên nhân do đâu?
Đa số các trường hợp trẻ bị chảy máu cam thường không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Nhưng thường gặp nhất vẫn là do các nguyên nhân sau đây:
- Do chấn thương: do bé năng động nên thường xuyên nô nghịch, chỉ cần bé va chạm mạnh hoặc ngã cũng có thể bị chảy máu. Nhất là ở niêm mạc mũi lại có nhiều mạch máu nhỏ, nằm nông và ở ngay sát bề mặt nên càng dễ chảy máu hơn.
Trẻ chảy máu cam do chấn thương hoặc do dị ứng.
- Do dị ứng với thời tiết: có thể bạn không biết nhưng thời tiết cũng được xem là một trong các nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ. Cụ thể nếu như thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí quá thấp sẽ làm cho không khí trong mũi quá khô, các màng nhầy vách mũi của trẻ cũng không còn đàn hồi tốt, làm giảm độ co giãn và dẫn tới chảy máu.
- Do thói quen ngoáy mũi của trẻ: nhất là vào những khi thời tiết nắng nóng, lúc này các mạch máu ở trong mũi giãn nở nên bé cảm thấy ngứa, đưa tay vào ngoáy và vô tình làm vỡ các mạch máu nên gây chảy máu.
- Do ở trong mũi của bé có dị vật vướng mắc vào, chúng chèn ép mạch máu trong khoang mũi rồi cứ thế làm mũi bị chảy máu.
- Bên cạnh đó trẻ nhỏ bị chảy máu cam nguyên nhân có thể là do mắc các bệnh về mũi như viêm xoang mũi, u vách ngăn mũi, u xơ vòm họng mũi, dị dạng mạch máu.
- Ngoài ra trẻ thường xuyên chảy máu cam cũng có thể là bởi bẩm sinh di truyền ở sự phát triển bất thường của mạch máu mà ra.
Cách xử lý hiệu quả khi trẻ bị chảy máu cam
- Khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam mẹ cần phải xác định chính xác bé bị chảy máu ở bên mũi nào, 1 bên trái hay phải hoặc chảy cả 2 bên, từ đó có cách đối phó tốt hơn.
- Mẹ dùng khăn mềm sạch lau sạch hết máu ở trước mũi cho con, cho đầu bé hơi cúi về phía trước giúp cho máu chảy hết ra ngoài và tránh máu không được chảy ngược về sau họng. Các mẹ lưu ý thấy con chảy máu cam không được dốc ngược về sau hoặc cho nằm bởi như vậy chỉ khiến máu chảy ra sau họng dễ gây nôn ói hoặc có nguy cơ tắc đường thở.
- Tiếp đó là cần tiến hành cầm máu. Mẹ dùng 2 ngón tay cái và trỏ của mình để đè lên 2 cánh mũi của trẻ, bắt đầu cho bé hơi ngửa đầu lên một chút và giữ nguyên tư thế đó khoảng 5 - 10 phút giúp cho máu ngừng chảy. Nhớ không nên thả tay ra quá sớm hoặc thả tay nhiều lần bởi như thế có thể khiến máu chảy lâu hơn do chưa tạo được cục máu đông.
Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé khi bị chảy máu cam.
- Tầm 5-10p sau mẹ bỏ tay ra, cho con nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh động đậy để máu ngừng chảy. Còn nếu như máu cam mà vẫn tiếp tục chảy ra trước hoặc chảy xuống cổ họng thì mẹ cần đặt trẻ nằm nghiêng giúp máu cam chảy ra ngoài. Tuyệt đối không để con nuốt máu này bởi sẽ dễ gây ngộ độc và đau bụng.
Nếu máu vẫn chảy liên tục không thể cầm được kèm theo các triệu chứng người tím tái, tim đập nhanh hoặc bé bị khó thở mẹ hãy cho con đến ngay bệnh viện để khám.Bác sỹ sẽ kiểm tra, tuỳ vào nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ mà sẽ có phương pháp điều trị tốt nhất, giúp khắc phục triệt để tình trạng này.
Tìm hiểu thêm:
>>> Chăm sóc bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng hiệu quả
>>> Mẹ có biết Bé bị chảy máu cam nên ăn gì tốt cho sức khỏe