Trẻ dưới 6 tháng thường mắc các bệnh ngoài da nào? Cách điều trị ra sao? Có gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé không? Là những thắc mắc thường gặp của các bậc cha mẹ khi lần đầu tiên bước vào chặng đường nuôi con nhỏ.
Da là lớp bảo vệ đầu tiên của cơ thể khỏi các độc tố, vi khuẩn trong môi trường. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường có lớp mỡ dưới da mỏng, da của các bé cũng có hàm lượng nước cao, nhưng lại dễ mất nước hơn so với da người trưởng thành. Hơn nữa, da của bé lại mỏng hơn 30% và nhạy cảm gấp 5 lần so với làn da người lớn.
Chính vì những khác biệt này nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh ngoài da trong 6 tháng đầu đời. Một bàn tay chăm sóc, bảo vệ bé khỏi những hiểm nguy rình rập là điều mà bé rất cần trong những năm tháng này.
Điểm danh các bệnh ngoài da trẻ dưới 6 tháng thường mắc phải
Hăm tã, chàm sữa, rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa...là những bệnh ngoài da mà trẻ dưới 6 tháng tuổi thường xuyên mắc phải:
Hăm tã
40% trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc phải bệnh lý hăm tã
- Trong thời buổi hiện nay, 10 trẻ sơ sinh thì cả 10 đều được cha mẹ quấn cho những chiếc tã, bỉm vì sự tiện lợi và nhanh chóng mà không biết rằng đây là nguyên nhân khiến 40% trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc phải bệnh lý hăm tã.
- Bởi nhẽ, “điểm yếu” của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH acid thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
- Chính những yếu tố kể trên là tác nhân làm da bé mẫn cảm hơn với các tác động không mong muốn từ môi trường. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, làm cho bé bị hăm tã.
- Tuy không quá nghiêm trọng nhưng hăm tã là nỗi khó chịu số một của trẻ sơ sinh, nó khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon, ngại vận động…từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những tháng năm đầu đời.
- Để điều trị hăm tã, các mẹ nên áp dụng cách thức “thả rông” cho bé, tạo cho bé cảm giác thoải mái khi không bị tã bỉm gây khó chịu. Trong trường hợp bắt buộc phải mặc tã, bỉm cho bé, tối đa 4 tiếng mẹ nên thay tã 1 lần, đồng thời vệ sinh vùng da này thật sạch. Nếu bé đã mắc phải hăm tã, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để điều trị cho bé là điều vô cùng cần thiết.
Chàm sữa
Chàm sữa xuất hiện khi bé 2 tháng tuổi kéo dài tới 2 tuổi
- Bên cạnh hăm tã, chàm sữa là bệnh lý ngoài da vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát khi bé 2 tháng tuổi và kéo dài tới 2 tuổi. Biểu hiện của bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán.
- Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, những vết vỡ sẽ bị đóng vảy, da trẻ đỏ nhiều hơn, trẻ thấy ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, có người cho rằng bệnh nổi theo tuần trăng.
- Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ khá phức tạp và khó xác định. Có nhiều ý kiến cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này, tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa lại cho rằng đây là bệnh có liên quan tới yếu tố dị ứng, có thể do môi trường xung quanh hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt của trẻ.
- Dù là nguyên nhân gì, các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ nên kịp thời điều trị cho bé, tránh để bệnh diễn tiến tới giai đoạn chàm bội nhiễm, gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ.
Rôm sảy
Rôm sảy xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng
- Những ngày hè nóng nực là thời điểm thuận lợi để rôm sảy xuất hiện ở trẻ. Khi tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi và bụi bẩn không thoát ra ngoài, gây ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn làm tổ gây viêm.
- Khi đó da bé sẽ nổi các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Khi đó, trẻ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Nếu trẻ gãi làm da xây xát sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Để phòng ngừa rôm sảy, cha mẹ cần giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ, cho trẻ mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, luôn để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió, tắm hàng ngày cho trẻ và chú ý chế độ ăn uống cho trẻ …
Mụn nhọt
Mụn nhọt ở trẻ không thể coi thường
- Nhiều bậc cha mẹ thường nhầm lẫn giữa rôm sảy và mụn nhọt. Tuy nhiên, khác với rôm sảy, mụn nhọt là do tụ cầu khuẩn gây ra, mặc dù vậy hai bệnh này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ những nốt rôm sảy không được vệ sinh cẩn thận vi khuẩn sẽ gây bệnh tạo thành mụn nhọt.
- Biểu hiện ban đầu trên da bé là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, kém ăn kém ngủ. Những trẻ cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên.
- Khi cơ thể trẻ đề kháng tốt, những vi khuẩn chỉ khu trú trong mụn, nhọt; nhưng nếu sức đề kháng không tốt, vi khuẩn sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Lúc đó, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao 39 – 40 độ C. Lúc này, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc bùng phát, trẻ còn có thể bị sốc do độc tố vi khuẩn.
- Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não. Nếu phát hiện và điều trị trễ, trẻ có thể bị các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi...
- Để điều trị mụn nhọt, cách tốt nhất cha mẹ nên tuyệt đối giữ gìn vệ sinh da bé đúng cách, tránh để trẻ gãi gây vỡ mụn, nhọt tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Chốc lở
Chốc lở thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Khi thấy da bé xuất hiện các tổn thương loét đỏ hoặc mụn nước, chúng có thể vỡ ra, chảy nước và phát triển thành một lớp vảy mầu vàng nâu xung quanh miệng và mũi...chắc chắn bé đã mắc phải bệnh lý chốc lở.
- Chốc lở có thể lây qua tiếp xúc gần hoặc qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm và đồ chơi. Gãi có thể lây lan tới các vùng khác của cơ thể.
Mẩn ngứa
Bé sơ sinh rất dễ bị mẩn ngứa, dị ứng
- Bé sơ sinh rất dễ bị mẩn ngứa, dị ứng. Có muôn vàn nguyên nhân dẫn tới dị ứng ở trẻ nhỏ. Có thể bé bị mẩn ngứa ở cổ, mặt, lưng hoặc có thể là trẻ bị mẩn ngứa khắp người, toàn thân. Khi bé bị mẩn ngứa hay dị ứng, mẹ đừng vội lo lắng mà việc đầu tiên là tìm nguyên nhân tại sao bé bị dị ứng mẩn ngứa như vậy.
- Nguyên nhân có thể do loại sữa bé uống không phù hợp, bé bị dị ứng với chất đạm đò, hoặc bé bị dị ứng thời tiết, đôi khi bé bị mẩn ngứa do cha mẹ mặc quá nhiều quần áo dẫn tới bé bị nóng mà sinh mẩn ngứa.
Bí quyết giúp bé thoát khỏi các bệnh ngoài da thường gặp
- Vệ sinh da bé sạch sẽ, tuy nhiên không nên tắm quá nhiều lần, nên tắm cho bé bằng nước ấm và sau khi tắm xong cần lau khô thật nhanh và thật kỹ cho bé.
- Vào mùa hè, nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da cho bé.
- Chọn quần áo phù hợp mùa nóng. Cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu bằng chất liệu cotton. Nên thay quần áo thường xuyên cho b
- Ngoài ra, cha mẹ cũng thường xuyên cho bé uống nước trong ngày để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể các bé. Có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể.
- Hiện nay, để điều trị các bệnh ngoài da cho bé các bậc cha mẹ đang có xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, đem lại hiệu quả cao, đồng thời an toàn, không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào cho làn da nhạy cảm của bé yêu. Trong đó, sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng được ưu ái hơn cả nhờ khả năng đánh bật các bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tháng tuổi: Hăm tã, chàm sữa, mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt...chỉ sau 3-5 ngày.
- Và cuối cùng, cha mẹ nên theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận, không nên xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào. Khi thấy có những dấu hiệu đáng ngờ khó nhận biết cần đưa trẻ đi khám kịp thời.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Bột tắm Nhân Hưng Hộp 30 gói