Trẻ bị viêm da cơ địa cần làm gì cho mau khỏi?

Trẻ bị viêm da cơ địa thường ngứa ngáy nhiều, khó chịu, dễ để lại những hậu quả nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Đó là lí do cha mẹ không nên chủ quan khi con bị bệnh lý về da này.

Bé bị viêm da cơ địa có những biểu hiện gì?

Số liệu thống kê cho thấy, viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn. Trong đó, độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi với khoảng 35%. Đặc biệt, có tới 60% trẻ bị viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu đời và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. 

Viêm da cơ địa gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi

Viêm da cơ địa gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi

Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, liken đơn dạng mạn tính, sẩn ngứa besnier. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài dai dẳng và rất khó chữa trị dứt điểm. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa trong đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền, gia đình. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con sinh da cũng mắc bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, các yếu tố như môi trường ô nhiễm, khói bụi, khí hậu thay đổi, hóa chất, thực phẩm dị ứng, sức đề kháng kém… cũng làm khởi phát bệnh, gia tăng hoặc trầm trọng thêm tình trạng viêm da ở địa ở trẻ.

Về biểu hiện lâm sàng ở trẻ bị viêm da cơ địa thông thường được chia làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn cấp tính: Với biểu hiện là vùng da khô, nổi ban đỏ có ranh giới không rõ ràng, kèm theo các sẩn, mụn nước tiết dịch, gây ngứa ngáy, tiếp đó da sẽ phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Vị trí khu trú của viêm da cơ địa ở trẻ thường gặp nhất là ở hai má và trán, sau lan ra cả mặt, các chi, cổ tay, mu bàn tay, chân và trường hợp nặng có thể lan ra khắp cơ thể.

Viêm da cơ địa có thể lan khắp cơ thể trẻ

Viêm da cơ địa có thể lan khắp cơ thể trẻ

- Giai đoạn bán cấp: Có biểu hiện nhẹ hơn, lúc này chủ yếu da trẻ có những triệu chứng như tiết dịch nhưng không phù nề.
- Giai đoạn mạn tính: Da trẻ thường dày, thâm có ranh giới rõ ràng, xuất hiện liken hóa, lúc này bệnh gây ngứa nhiều, đau đớn khiến trẻ ít ngủ, quấy khóc, biếng ăn.

Có thể nói triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa ở trẻ có thể gói gọn bằng: khô da, ban đỏ - ngứa, tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa – gãi – ban đỏ - ngứa. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể có các biểu hiện khác như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, hen suyễn và thậm chí là sốt cao.

>>> Tham khảo: Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ như thế nào?

Thực tế cho thấy chỉ khoảng gần 50% trẻ bị viêm da cơ địa khỏi bệnh ở tuổi niên thiếu, số còn lại tồn tại và phát triển trong nhiều năm cho đến khi trẻ trưởng thành, nhiều trẻ còn bị thêm hen suyễn và các bệnh bị ứng khác.

Trẻ có thể hen suyễn do mắc viêm da cơ địa

Trẻ có thể hen suyễn do mắc viêm da cơ địa

Để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ, mẹ lưu ý giữ vệ sinh cho da trẻ luôn sạch sẽ, không cho trẻ cào, gãi hoặc chà sát bất cứ thứ gì lên vùng da bị tổn thương của trẻ, cách li trẻ với các tác nhân dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, lông chó mèo, thực phẩm dễ gây dị ứng, bụi bẩn…

Một trong những nguyên tắc vàng trong điều trị viêm da cơ địa ở trẻ đó là phải kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da và dưỡng ẩm cho trẻ. Mẹ có thể tắm, vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và kết hợp cùng đơn thuốc của bác sĩ theo từng giai đoạn của bệnh:

- Giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính: Trẻ nên được kết hợp bôi kem có chứa corticoid và kháng sinh nếu có dấu hiệu loét, mưng mủ để chống tụ cầu vàng xâm nhập gây bội nhiễm. Với tình trạng cấp tính có loét trợt da diện rộng có thể phải sử dụng kháng sinh, corticoid và kháng histamine để chồng dị ứng, giảm ngứa phòng ngừa nhiễm khuẩn bội nhiễm.

Trẻ cần sử dụng thêm thuốc bôi, thuốc uống khi bị viêm da cơ địa

Trẻ cần sử dụng thêm thuốc bôi, thuốc uống khi bị viêm da cơ địa

- Giai đoạn viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính: Da trẻ cần được làm ẩm bằng kem bôi dưỡng ẩm kết hợp thuốc chống viêm, uống kháng histamin chống ngứa, chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống. Một số trường hợp nặng có thể trẻ cần phải uống corticoid nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Nếu thấy tình trạng trẻ bị viêm da cơ địa liên tục tái phát hoặc có xu hướng trầm trọng hơn, trẻ xuất hiện sốt cao, li bì, mệt mỏi, biếng ăn mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được cứu chữa kịp thời.

Đọc thêm:

- Viêm da cơ địa kiêng ăn gì để mau khỏi?

- Viêm da cơ địa tắm lá gì cho trẻ mau khỏi?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status