Trẻ bị tưa lưỡi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ khiến bé đau rát và khó chịu, gặp khó khăn khi ăn uống, thậm chí là bỏ ăn, sụt cân nhanh chóng. Vậy trẻ bị tưa lưỡi làm thế nào để bé mau khỏi, sớm trở lại sinh hoạt bình thường?
Tưa lưỡi thường hay bắt gặp ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi
Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Do nấm: thường gặp nhất đó là do nấm Candida, loại nấm này hay sống ký sinh trong đường ruột, tuy nhiên chúng phát triển quá mức sẽ gây ra tưa lưỡi ở trẻ.
+ Do virus: virus gây bệnh khiến sức đề kháng kém nên bé sơ sinh rất dễ bị nấm tấn công, từ đó gây ra các đốm trắng nhỏ ở lưỡi rồi lan thành mảng rộng.
+ Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: nếu mẹ cho con uống thuốc tây trong thời gian dài, vô tình thuốc sẽ diệt cả các vi khuẩn có lợi, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại gây bệnh.
+ Do mẹ không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho con, nhất là sau khi ăn khiến thức ăn bám vào rồi vi khuẩn phát triển.
+ Một số trường hợp có thể là do lây nhiễm từ người mẹ trong quá trình sinh nở.
Khi bé bị tưa lưỡi, mẹ nhìn vào trong khoang miệng của trẻ, nhất là ở bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các mảng màu trắng đục như sữa, thậm chí còn mọc cả ở amidan và 2 bên má. Khi các mảng này bong ra sẽ khiến bé thấy đau rát, khó chịu khi ăn uống, bỏ ăn bỏ bú, sụt cân.
Mẹ nên xử lý kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bị tưa lưỡi.
Đọc thêm:
>>> Thuốc tưa lưỡi Nystatin cho bé
>>> Hướng dẫn tưa lưỡi bằng mật ong
Bé bị tưa lưỡi phải làm sao để nhanh khỏi?
- Đầu tiên mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ lưỡi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Chắc chắn lúc này bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, do vậy mẹ cần phải làm sạch lưỡi, loại bỏ các mảng bám để giúp bé dễ chịu hơn. Theo đó mẹ đổ một ít nước muối ra cốc, đeo gạc y tế vào tay rồi nhúng vào nước, đưa vào miệng bé rồi làm sạch nhẹ nhàng, đẩy các mảng bám ra ngoài. Khi tưa mẹ có thể nhúng thêm vào nước muối nhiều lần cho sạch, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần.
- Với các bé trên 6 tháng tuổi sau khi bé bú xong, mẹ cần cho bé uống 1-2 thìa nước ấm để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ phát triển của vi khuẩn.Tốt hơn thì sau khi ăn, mẹ có thể dùng miếng gạc nhỏ nhúng nước muối lau nhẹ lưỡi cho con là được.
- Đối với những bé đã ăn dặm mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các loại thức ăn mềm và dạng lỏng như cháo hay súp, bột ăn dặm nẫu lỏng một chút để miệng bé không bị đau rát. Thức ăn mềm sẽ giúp bé dễ nuốt, dễ tiêu hoá và tránh gây kích ứng với lưỡi, tránh gây đau.
- Tránh tác động mạnh vào khu vực đáy lưỡi của bé bởi như thế sẽ làm kích thích họng của con khiến con nôn trớ, nôn hết sau khi vừa mới ăn.
- Đối với các bé sơ sinh mẹ nên tăng cường cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Trong sữa mẹ vừa có đầy đủ các dưỡng chất quan trọng mà con dễ hấp thu, đồng thời còn có nhiều kháng thể giúp bé tăng cường sức đề kháng để mau khỏi hơn.
- Để con nhanh hết tưa lưỡi mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp từ dân gian như tưa lưỡi bằng rau ngót, bằng mật ong, cỏ mực, lá hẹ, trà xanh, nước muối loãng hoặc là một số dạng thuốc tưa lưỡi đang bán trên thị trường.
Lưu ý với bé sơ sinh, nhất là dưới 6 tháng mẹ không nên dùng mật ong bởi trong mật ong có một số chất không tốt với thể trạng của con, chỉ nên dùng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi.
Ngoài ra nếu áp dụng các biện pháp trên mà không có hiệu quả mẹ hãy cho con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
>>> Kinh nghiệm tưa lưỡi bằng lá rau ngót cho bé
>>> Cách tưa lưỡi bằng lá hẹ cho bé