Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì là một trong những thắc mắc của khá đông mẹ khi có con bị tiêu chảy. Việc cho trẻ dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi. Bởi nếu không bệnh cũng không khỏi mà còn gây ra nguy hiểm cho trẻ. Chính vì thế nếu có ý định cho bé uống thuốc thì mẹ nhớ phải tham khảo bài viết sau.
Bé bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Theo các chuyên gia y tế thì hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy thì không cần phải dùng thuốc. Mẹ chỉ cần chăm sóc bé cho tốt, đúng cách là bé sẽ sớm khỏi mà không cần thuốc. Trừ những trường hợp nặng, bé tiêu chảy kéo dài, trẻ sốt cao hoặc kèm theo có máu trong phân thì mới cần cho bé đến bệnh viện chứ cũng không nên tuỳ tiện cho trẻ uống thuốc.
Trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì sẽ do bác sỹ trực tiếp chỉ định sau khi thăm khám, chẩn đoán bệnh. Việc các mẹ tự ý cho con dùng thuốc khi chưa thăm khám sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho bé nếu sử dụng không đúng khiến tình trạng bệnh của bé khó cải thiện thêm nữa việc sử dụng kháng sinh bừa bãi vừa dễ gây nhờn thuốc mà còn gây ra tình trạng rối loạn hệ vi sinh đường ruột khiến bé bị tiêu chảy nặng hơn.
Trẻ bị tiêu chảy nên bổ dung dung dịch điện giải.
Một số loại thuốc cơ bản thường được dùng cho trẻ bị tiêu chảy như:
+ Thuốc hạ sốt: loại thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp bé bị sốt cao do tiêu chảy, thường là sốt trên 38,5 độ C. Mẹ cũng cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho chuẩn xác, sau đó mới cho bé dùng thuốc. Các trường hợp sốt nhẹ thì không cần thiết phải uống thuốc. Nhưng hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ để dùng loại thuốc phù hợp với bé,
+ Uống dung dịch ORS (oresol): đây còn gọi là dung dịch bù nước, nó có tác dụng bù nước và điện giải, tránh tình trạng trẻ bị mất nước do tiêu chảy. Đồng thời uống dung dịch oserol cũng giúp hạ sốt, giảm thiểu tình trạng sụt cân và giúp bé sớm hồi phục. Tuy nhiên mẹ nhớ phải pha dung dịch này theo hướng dẫn đúng tỷ lệ rồi mới cho bé uống.
Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ bị tiêu chảy
Các mẹ tuyệt đối không được cho trẻ đang bị tiêu chảy uống thuốc cầm tiêu. Việc hiểu sai về tác dụng thuốc và tuỳ ý sử dụng sẽ rất nguy hiểm. Việc bé đi ngoài là để đào thải các chất độc, thức ăn nhiễm khuẩn ra ngoài. Sau khi đi hết và được chăm sóc tốt là bé tự khỏi. Việc dùng thuốc cầm tiêu chẳng khác nào tích trữ chất độc trong người.
Thuốc hạ sốt cũng vậy, chỉ nên cho bé uống khi thực sự sốt cao. Nếu bé chỉ sốt nhẹ mà mẹ chỉ cần dùng khăn ấm chườm 5 vị trí nách, bẹn, trán là con đã có thể tự hạ sốt. Thuốc hạ sốt ngoài tác dụng giúp hạ thân nhiệt của bé nhanh chóng sẽ gây ra tác dụng phụ trên gan mẹ không nên lạm dụng để không bị ảnh hưởng đến chức năng của gan .
Đặc biệt với những trường hợp bé bị tiêu chảy do virus gây ra thì dùng thuốc kháng sinh cũng không đem lại hiệu quả điều trị cao. Mẹ chỉ cần bù nước cho bé, chăm sóc ăn uống cẩn thận và vệ sinh tốt là được.
Chữa tiêu chảy cho bé bằng các bài thuốc dân gian
Bé bị tiêu chảy nên uống gì? Mẹ có thể cho con uống một số thảo dược tự nhiên như:
- Nước lá ổi: có vị chát sẽ giúp bé giảm nhanh tình trạng tiêu chảy. Theo đó mẹ lấy lá ổi tươi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, cho thêm ít muối, chắt lấy nước cho con uống.
- Nước hồng xiêm xanh: loại nước này có vị chát và tính bình, hỗ trợ chữa chứng tiêu chảy và kiết lỵ tốt. Cụ thể mẹ lấy quả hồng xiêm xanh, thái lát, phơi khô, sao vàng rồi dùng để sắc nước hàng ngày cho bé uống.
Cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước do tiêu chảy.
- Nước rau sam: cách này có thể chữa được cả tiêu chảy lẫn đau bụng. Mẹ lấy rau sam rửa sạch nấu cháo cho con hoặc sắc lấy nước uống đều được.
- Nước gừng: gừng có tính ấm giúp làm ấm bụng, giúp bé hết đau bụng và giảm nhanh hiện tượng tiêu chảy. Mẹ chỉ lần thái vài lát gừng tươi đem pha với nước sôi, chờ bớt nguội là có thể cho bé uống.
- Lá củ cải tươi: theo đó mẹ dùng lá củ cải tươi rửa sạch, cùng với trần bì cho vào ấm, sắc nước uống hai lần/ ngày là bệnh sẽ khỏi.
Ngoài ra thì mẹ có thể cho con uống nước lá lựu tươi sắc, uống nước gạo rang, nước lá lộc vừng tươi…tất cả đảm bảo nguyên liệu sạch rồi mới cho bé dùng.
Đọc thêm: