Trẻ bị phỏng dạ hay còn gọi là thủy đậu, thường xuất hiện vào những lúc thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm. Phỏng dạ nếu không được vệ sinh đúng cách, điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị bội nhiễm và để lại sẹo xấu trên da.
Nguyên nhân trẻ bị phỏng dạ
Bệnh phỏng dạ ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây nên. Đây là loại virus rất dễ lây lan với tốc độ nhanh, thường lây qua việc tiếp xúc với da thịt hoặc nước bọt.
Bệnh phỏng dạ đến nay chưa có miễn dịch, phần lớn trẻ trong độ tuổi từ 1-10 tuổi sẽ có nguy cơ mắc phải. Phỏng dạ là bệnh lành tính với trẻ, ít có biến chứng như viêm não, viêm phổi. Nếu trẻ khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời, bệnh không tái phát trở lại nữa.
Bệnh phỏng dạ ở trẻ do virus Varicella Zoster gây nên
Triệu chứng nhận biết
Rất nhiều cha mẹ nhầm lẫn bệnh phỏng dạ với các bệnh ngoài da khác như: chốc lở zona thần kinh, đậu mùa hay tay chân miệng…
Bởi đặc điểm chung của những bệnh này là đều xuất hiện mụn nước ở trên da, mặc dù vậy bệnh phỏng dạ cũng có một số điểm khác biệt như:
+ Trên da trẻ nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da, sau 1 ngày sẽ chuyển thành màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất là mặt, ngực, da đầu và chân tóc.
Trên da trẻ nổi các nốt phỏng nhỏ có màu hồng, nổi gồ lên trên da
+ Các nốt phỏng không mọc theo thứ tự, tuy nhiên lòng bàn chân, lòng bàn tay không hề nổi phỏng. Nếu trẻ hay gãi, các nốt phỏng sẽ bị vỡ và gây viêm.
+ Khi trẻ bị phỏng rạ, các nốt phỏng thường tồn tại trong khoảng 4 ngày, mọc thành nhiều đợt, trung bình 4-6 ngày sẽ nổi một đợt, trên cùng một vùng da thấy đủ các nốt ban với các độ tuổi khác nhau như: nốt sẩn đỏ, nốt có nước, nốt đóng vảy…
+ Trong vài ngày, trẻ có biểu hiện sốt nhẹ 37,5-38 độ, có khi trẻ vẫn chơi bình thường, ngược lại có trẻ sẽ xuất hiện sổ mũi, quấy khóc, kém ăn…
Bệnh phỏng dạ thường xuất hiện ở những trẻ chưa từng bị thủy đậu, chưa từng được tiêm vắc xin thủy đậu hoặc những trẻ có hệ miễn dịch rất yếu.
Cách điều trị bệnh phỏng dạ ở trẻ an toàn, hiệu quả
Bệnh phỏng dạ ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến trẻ bị mất nước, tăng nguy cơ bị bội nhiễm gây nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não… Vì vậy trong điều trị bệnh phỏng dạ điều quan trọng nhất cần làm là chăm sóc và vệ sinh da cho bé thật tốt, không để nhiễm khuẩn các vết phỏng thành mủ, vì sẽ để lại sẹo xấu.
Vệ sinh da bé hàng ngày bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng hoặc bôi xanh methylen 1%
Khi vệ sinh vùng da bị phỏng dạ (thủy đậu) của trẻ cha mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng để tăng cường khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, làm sạch da, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng xanh methylen 1% bôi vào các nốt phỏng cũng là cách mà cha mẹ thường xuyên áp dụng khi trẻ bị phỏng dạ.
Khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm gây mưng mủ ở da, sốt cao, hãy cho trẻ đi khám ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, một số biện pháp cần thiết mà cha mẹ nên áp dụng ngay cho bé đó là:
+ Cách ly bé để đề phòng bệnh lây lan.
+ Nơi ở của trẻ cần thông thoáng nhưng tránh gió lùa.
+ Vệ sinh da bé hàng ngày, không kiêng tắm như nhiều thông tin truyền miệng.
Khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm cần đưa tới cơ sở y tế ngay lập tức
+ Không để trẻ gãi vì sẽ làm vỡ mụn nước gây viêm nhiễm và lây lan sang các vùng da xung quanh.
+ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là hoa quả, rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Để phòng ngừa bệnh phỏng dạ (thủy đậu) cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng bệnh cho bé ngay từ khi mới sinh, đồng thời bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Đọc thêm:
>>> Bị phỏng dạ có tắm được không?
>>> Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì? cho nhanh khỏi