Trẻ bị mẩn ngứa ở lòng bàn chân có thể là báo hiệu của bệnh lý dị ứng mẩn ngứa. Hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây cho trẻ cảm giác khó chịu, ngứa ngáy nên cha mẹ cần tìm cách điều trị ngay.
Chân bé bị mẩn ngứa có nguy hiểm không?
Mấy ngày nay, bé Cún (8 tháng tuổi) thường cố lấy tay gãi lòng bàn chân, nhất là vào ban đêm bé ngủ không ngon giấc, nhìn con, chị Hiền biết bé đang rất khó chịu ở chỗ nào đó. Chị liền cởi tất con ra để kiểm tra thì thấy lòng bàn chân con nổi mẩn đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti.
Ban đầu chị hốt hoảng nghĩ con bị bệnh tay, chân, miệng, nhưng khi xem kỹ chị lại thấy hình như chân bé nổi mẩn ngứa. Thực tình đây là lần đầu tiên chị thấy con bị vậy nên rất hoang mang, không biết bệnh có nguy hiểm không? Tại sao bé lại bị mặc dù chị luôn chú ý giữ vệ sinh cho bé, và cách chữa như thế nào để bé mau hết?.
Trẻ bị mẩn ngứa ở lòng bàn chân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Đọc thêm: Thuốc chữa mẩn ngứa cho trẻ tốt nhất hiện nay
- Các chuyên gia cho biết, hiện tượng ngứa ở trẻ em là triệu chứng phổ biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhưng cũng có thể là báo hiệu sự bất thường của một bệnh lý ngoài da. Với trẻ em, khi bị ngứa ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, trẻ chỉ có thể phản ứng bằng cách gãi, quấy khóc mà không thể nói cho bộ mẹ biết trẻ đang cảm thấy khó chịu thế nào.
- Vì vậy, để biết rõ bé bị bệnh gì, trước tiên cha mẹ cần quan sát thật kỹ các dấu hiệu đi kèm trên da như: bé có nổi mụn không? Có mụn nước không? Có bong da, tróc vảy hay lan sang các vùng da khác hay không? Bởi khi trẻ bị mẩn ngứa ở lòng bàn chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: do dị ứng mẩn ngứa, do viêm da cơ địa thể chàm, do lupus ban đỏ hay do bệnh tổ đỉa…
Chuyên gia hướng dẫn mẹ cách xử lý an toàn
Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở chân, tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể đều có nguyên nhân của nó, trong trường hợp tổn thương da là các nốt đỏ, xuất hiện khi bé cào gãi do ngứa nhiều, ngứa dữ dội và khó kiểm soát. Các nốt mẩn ngứa phân bố rải rác ở lòng bàn chân, bàn tay, có màu nâu đen và để lại vết thâm có đường kính vài mm đến 1cm… có thể bé đã mắc phải bệnh lý mẩn ngứa mề đay.
Chuyên gia cho hay, trẻ bị mẩn ngứa ở lòng bàn chân tuy không nguy hiểm nhưng gây cho trẻ nhiều khó chịu, còn cha mẹ vì không biết bé bị làm sao nên thường rất lo lắng, đôi khi còn áp dụng những cách điều trị không đúng khiến bệnh kéo dài.
Trẻ cần được giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ ngăn sự tấn công của vi khuẩn gây hại
Đọc thêm: Trẻ bị mẩn ngứa khắp người và cách điều trị
Nguyên nhân dẫn tới bệnh thường do trẻ bị dị ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, do thức ăn hoặc do cơ địa trẻ. Để khắc phục, cha mẹ nên thực hiện các cách sau:
+ Giữ vệ sinh thân thể trẻ bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm, có thể dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ hoặc các loại bột tắm từ thảo dược tự nhiên để đem lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa. Tuyệt đối không dùng các loại sữa tắm có tính tẩy mạnh, chứa nhiều hóa chất gây kích ứng da trẻ.
+ Thường xuyên cắt ngắn móng tay cho bé, hạn chế để bé cào gãi vì sẽ gây trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm.
+ Vệ sinh môi trường xung quanh: không nuôi chó, mèo, hút bụi thường xuyên…
+ Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
+ Khi lựa chọn các loại kem bôi cần tìm hiểu kỹ thành phần, tránh sản phẩm có chứa hóa chất, hoạt chất Corticoid.
+ Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay và chân kéo dài vài ngày không hết, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị đúng cách.