Trẻ bị mụn nhọt trên đầu có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu do thời tiết nắng nóng hoặc nóng trong người, bệnh gây ra các hiện tượng mưng mủ, sưng tấy, đau nhức thậm chí nhiễm trùng máu nên các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Mụn nhọt tuy nhỏ…
Mụn nhọt mọc ở đầu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, dấu hiệu nhận biết là dưới da đầu sẽ xuất hiện vết sưng màu hồng hoặc đỏ, gây đau.
Vùng da xung quanh có thể đỏ và sưng lên. Trong vòng vài ngày, vết sưng đầy mủ, phát triển lớn hơn và gây đau nhiều hơn. Khi phát triển đến mức cực đại, mụn nhọt xuất hiện đầu trắng, vỡ ra và chảy nước.
Đừng nghĩ mụn nhọt nhỏ trên đầu dễ đối phó
Lý giải về nguyên nhân khiến trẻ bị mụn nhọt ở đầu, các chuyên gia y tế cho biết đó là do vi khuẩn. Ngoài ra thời tiết nắng nóng, dị ứng (thực phẩm, phấn hoa, hóa chất) cũng là những tác nhân làm gia tăng tình trạng mụn nhọt ở trên đầu trẻ.
Sở dĩ đầu là vị trí “ưa thích” của mụn nhọt là bởi đây là bộ phận dễ đổ mồ hôi và ma sát. Chỉ cần vận động nhiều hoặc nằm ngủ lâu cũng khiến trẻ ướt đẫm tóc. Nếu không được vệ sinh hoặc lau khô mồ hôi kịp thời, nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công, tạo thành mụn nhọt.
… nhưng sức công phá lớn
Nếu chỉ là những nốt nhỏ và được xử lý kịp thời, mụn nhọt ở trên đầu trẻ sẽ biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ chủ quan, lơ là khiến trẻ bị mụn nặng sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe.
Đầu tiên là mụn nhọt ở trên đầu sẽ khiến trẻ khó chịu, đau đớn, kêu khóc, bỏ ăn, ngủ chập chờn hoặc khó ngủ. Khi mụn sưng tấy, mưng mủ sẽ gây viêm da, thậm chí là sốt cao, nhiễm trùng máu.
Đã có không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” xoay quanh trẻ bị mụn nhọt ở đầu. Đến giờ chị Thanh (Nam Định) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại những ngày tháng chiến đấu với mụn nhọt để giành lại sức khỏe và mạng sống của con trai 6 tháng tuổi.
Chỉ vì nghĩ con bị nóng nên phát mụn nhọt ở đầu, lại nghe người quen mách nước dùng lá táo nhai và đắp lên vết mụn mà chị đã suýt hại con. Nốt mụn nhọt chẳng thấy đỡ, chỉ thấy con trai sốt cao, li bì, chị tức tốc đưa con vào viện thì con đã bị nhiễm trùng máu. Cũng may vi khuẩn chưa đi vào màng não, nếu không có thể con chị sẽ bị điếc, viêm màng não, viêm phổi… sẽ còn phải đau đớn, chật vật hơn.
Vệ sinh sạch sẽ có vài trò rất quan trọng trong việc chăm sóc bé và phòng tránh mụn nhọt ở đầu
Đọc thêm: Mụn nhọt bị vỡ phải làm sao cho an toàn
Giải pháp trị mụn nhọt ở đầu trẻ em
Giống như chị Thanh, nhiều bà mẹ đã vận dụng phương pháp dân gian để trị mụn nhọt trên đầu trẻ. Đắp lá táo giúp tiêu mủ, giảm sưng, xẹp mụn là một trong số đó. Song không phải bé nào cũng có hiệu quả tốt, đó là chưa kể lá táo không sạch còn tiềm ẩn vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn khiến mụn nhọt phát triển nhanh hơn.
Ngoài phương pháp dân gian, sử dụng kháng sinh, uống siro tiêu độc cũng là những cách mẹ có thể lựa chọn để loại trừ mụn nhọt trên đầu trẻ. Tuy nhiên, tốt nhất trước khi sử dụng những loại thuốc này, cha mẹ cần được sự đồng ý từ bác sỹ chuyên môn.
Trong phòng ngừa và điều trị hiện tượng trẻ bị mụn nhọt ở đầu, cha mẹ cần chú ý luôn giữ trẻ sạch sẽ, vệ sinh cho bé thường xuyên, năng thay, sấy hoặc phơi khô vỏ gối để tránh bị ẩm, mốc.
Chỉ nên sử dụng vỏ gối bằng cotton, vừa thoáng mát lại giúp thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt, không nên tắm, gội cho bé bằng sữa tắm, dầu gội khi bé bị mụn nhọt, vì chúng có thể làm kích ứng da, viêm da.
Mẹ cần nhớ, những nốt rôm sẩy nếu không được vệ sinh tốt sẽ dẫn lối cho vi khuẩn xâm nhập tạo thành mụn nhọt, do đó, tắm cho bé bằng Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng cũng là cách hay giúp bé ngăn ngừa, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sẩy, hăm da, chàm sữa hiệu quả.
Nhờ chứa thành phần kháng sinh tự nhiên (Tinh chất Hoàng liên, Berberin) và nhiều thảo dược quý khác (tinh dầu Mùi…), sản phẩm giúp kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut, khử mùi, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da an toàn, hữu hiệu.
Bột tắm Nhân Hưng hộp 30 gói giúp bé hết mụn nhọt, chàm sữa, mẩn ngứa, hăm tã, ,mụn sữa, viêm da cơ địa...
Đọc thêm:
>>> Trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên mặt và cách xử lý
>>> Thuốc chữa mụn nhọt cho trẻ mẹ nên biết