Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao là thắc mắc thường trực của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Mồ hôi trộm không phải là hiện tượng sinh lý bình thường vì chúng xuất hiện ngay cả khi cơ thể trẻ ở trạng thái tĩnh. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.
Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?
Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Mồ hôi giúp duy trì thân nhiệt ổn định, đồng thời giúp cơ thể đào thải các độc tố gây hại. Ngược lại, mồ hôi trộm ở trẻ được cho là hiện tượng bất thường khi xuất hiện vào thời gian cơ thể trẻ ở trạng thái tĩnh, nhiệt độ bình thường, không hề có sự vận động mất sức.
Mồ hôi trộm ở trẻ thường xuất hiện vào ban đêm khiến cha mẹ rất lo lắng - Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao
Thời điểm trẻ bị đổ mồ hôi thường vào ban đêm, vị trí mồ hôi xuất hiện là đầu, trán, lòng bàn tay, bàn chân... Khi đó, nếu cha mẹ không kịp thời lau khô cho bé khiến chúng ngấm ngược trở lại da gây nên những biến chứng nguy hiểm:
- Ảnh hưởng tới hệ hô hấp;
- Khi mất nước, mất khoáng quá nhiều trong thời gian dài trẻ sẽ bị suy kiệt về thể chất,
- Mệt mỏi về tinh thần;
- Bên cạnh đó, đổ mồ hôi trộm còn là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D;
- Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân khiến da bé dễ mắc phải viêm nhiễm, mẩn ngứa, rôm sảy rất khó chịu. Đó cũng là lý do cha mẹ luôn thắc mắc trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao để điều trị đúng cách và kịp thời?
Giải pháp cho mẹ điều trị mồ hôi trộm cho bé
Để điều trị mồ hôi trộm cho bé mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp, từ Đông y tới Tây y, nhưng những phương pháp đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả cao nhất mà mẹ không thể ngờ.
Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao? 3 cách dưới đây sẽ là giải pháp tuyệt vời cho mẹ.
1.Thường xuyên cho trẻ tắm nắng
Tắm nắng giúp bé tổng hợp vitamin D tự nhiên và an toàn
Tắm nắng là phương pháp giúp bé tổng hợp vitamin D tự nhiên và an toàn nhất. Vì vậy mẹ nên cho bé tắm nắng mỗi ngày 30 phút vào những khung giờ an toàn nhất.
Nếu vào mùa hè thời điểm tốt nhất sẽ là 6h30 – 7h30 sáng, và sau 17h chiều. Còn vào mùa đông mẹ nên cho bé tắm nắng muộn hơn chút xíu, khoảng từ 9-10h sáng. Nơi tắm nắng cần thoáng mát, kín gió để bé không bị nhiễm lạnh mẹ nhé.
Bài viết liên quan: Trùng trục trị mồ hôi trộm như thế nào? tốt nhất
2. Lau mồ hôi thường xuyên cho bé
Điều này có thể khiến cha mẹ rất mệt mỏi vì phải chú ý đến trẻ liên tục cả ngày lẫn đêm. Nhưng nếu không kịp thời lau mồ hôi trộm cho bé rất có thể bé sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như đã nói ở trên.
Ngoài ra, để giảm thiểu việc đổ mồ hôi, môi trường sống, phòng ngủ của trẻ cần đảm bảo sự thoáng mát, rộng rãi để thân nhiệt của con được ổn định.
3. Chú trọng vấn đề dinh dưỡng
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng và sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ bị đổ mồ hôi trộm phải làm sao? Mẹ hãy nấu ngay những món ăn bổ dưỡng dưới đây cho bé:
Cháo trai, chè đậu đen, đậu xanh… là những món ăn có tác dụng chữa mồ hôi trộm cho bé
+ Cháo trai: Mẹ hãy mua chai về làm sạch rồi đem nấu cùng gạo đã xay nhuyễn, cho thêm ít lá dâu non vào nấu cùng để tăng hiệu quả điều trị.
+ Lá rau má và lá dâu non: Với bài thuốc này, mẹ hãy phơi khô cả lá rau má và lá dâu non, sau đó cho 10g lá dâu và 5g rau má vào ấm sắc lấy nước cho bé uống hàng ngày.
+ Chè đậu đen, đậu xanh: Đây là món ăn có tác dụng giải nhiệt rất tốt, mẹ hãy ninh đỗ đen hoặc đỗ xanh và cho thêm ít đường để bé uống hàng ngày.
+ Tim heo hầm đậu đen: Tim heo rửa sạch, thái nhỏ sau đó cho vào ninh cùng đậu đen cho tới khi nhừ là bé có thể ăn được.
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ hãy đưa bé tới bác sĩ để được điều trị kịp thời mẹ nhé!
Đọc thêm:
- Lá dâu chữa mồ hôi trộm cho bé đơn giản vô cùng
- Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt hiệu quả