Lươn được xem là một món ăn vô cùng bổ dưỡng, giúp hồi phục sức khoẻ nhanh chóng. Tuy nhiên lại có khá đông bà mẹ thắc mắc không biết trẻ bị ho có ăn được lươn không, ăn vào có sao không?
Bé bị ho có ăn được lươn không?
Theo quan niệm dân gian với những bé bị ho cần phải kiêng các thực phẩm tanh ví dụ như lươn, tôm, cua, sò… Bởi vì khi ăn đồ tanh vào sẽ dễ khiến bé buồn nôn, kích ứng, tạo đờm và càng khiến cho tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
Đó cũng là lý do mà nhiều mẹ kiêng lươn không dám cho con ăn. Có người còn cho rằng vì lươn có nhiều nhớt nên nếu cho trẻ ăn sẽ càng sinh đờm khiến bé ho nhiều hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế cho tới nay thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng trẻ bị ho không được ăn lươn hoặc là việc ăn lươn sẽ khiến cho tình trạng ho của trẻ nặng hơn. Tất cả cũng chỉ xuất phát từ các quan niệm dân gian.
Khi trẻ bị ho vẫn có thể ăn lươn.
Theo các Chuyên gia Dinh dưỡng, không cho bé ăn lươn khi bị ho là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi vì khi bé đang bị ho tức là loại vi khuẩn đang tấn công cơ thể của trẻ, lúc này sức đề kháng của bé rất kém. Vì thế cần phải chủ động bổ sung dinh dưỡng cho bé thông qua các thức ăn giàu dinh dưỡng, nhờ đó tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh.
Trong khi lươn lại được đánh giá là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, thậm chí còn được ví là một loại thuốc quý có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Trong thịt lươn có chứa hàng loạt các chất dinh dưỡng như lipid, protid, Ca, Mg, Fe, P, nhóm vitamin (B1, B2, B6, PP và cả vitamin D) rất cần thiết cho sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.
Hơn nữa theo Y học cổ truyền lươn có tính ôn, có vị ngọt, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, thanh nhiệt, giúp nhuận tràng và cải thiện hệ tiêu hoá, an thần, rất tốt với người bị ho hen, kiết lỵ, gân cốt rã rời, thận hư hay liệt thần kinh mặt.
Nói cách khác khi bé bị ho thì mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn lươn, mẹ có thể đem nấu cháo lươn để bé toát mồ hôi, giải độc, tiêu đờm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra.
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có nên tắm không?
Một số cách chế biến món lươn cho trẻ bị ho
- Cách thứ nhất: mẹ chuẩn bị thịt lươn cùng đẳng sâm, đương quy, gừng tươi, hành tây và muối. Lươn đem rửa sạch rồi cắt khúc, còn đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải rồi bỏ vào nồi nấu trong 1 giờ. Sau đó vớt ra cho gia vị rồi cho bé ăn thịt lươn, uống phần nước.
- Cách thứ hai: chọn 1 con lươn cùng kê nội kim, hành, nước tương, gừng, muối, rượu vang. Thịt lươn làm sạch rồi cho vào bát với kê nội kim, cho thêm các gia vị vào đem chưng chín là có thể cho con ăn.
Mẹ nên chọn và sơ chế thịt lươn thật kỹ trước khi nấu.
Xem thêm: Trẻ bị ho có tiêm phòng được không?
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn lươn
- Cần chọn lươn còn sống để cho bé ăn chứ không nên cho bé ăn lươn đã chết. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì lươn sống ở bùn lầy, khi còn sống thì chúng có chứa nhiều chất Histidine tốt cho sức khỏe nhưng khi đã chết thì chất này sẽ bị chuyển thành chất Histamine gây hại cho sức khoẻ của con.
- Cần phải sơ chế lươn thật kỹ: do lươn sống ở bùn lầy nên rất dễ nhiễm phải kí sinh trùng. Do vậy mẹ cần chế biến kỹ để loại bỏ ký sinh trùng, nấu chín ở nhiệt độ cao, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bé. Tuyệt đối không ăn khi còn tái.
- Không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều thịt lươn. Mặc dù thịt lươn giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt, khiến bé chán ăn và khó hấp thu hết chất.
- Ngoài ra với các bé mà có tiền sử bị dị ứng với hải sản hoặc dị ứng với lươn thì không nên cho con ăn.
Tham khảo:
>>> Tại sao trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm?