Trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam nếu không được xử lý đúng cách vừa gây mất máu mà còn có thể đe doạ tới cả tính mạng của bé. Mẹ nên tham khảo ngay một số chia sẻ dưới đây để nắm được nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em 3 tuổi cũng như cách sơ cứu đúng đắn nhất, qua đó giúp con cầm máu tốt và tránh được nguy hiểm không đáng có.
Nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam
- Do va chạm làm tổn thương mũi: hầu hết các bé 3 tuổi bị chảy máu mũi hiện nay thường là do những tổn thương ở màng vạch vách ngăn mũi. Khi các bé mà vận động quá nhiều hay va chạm vào các vật cứng, đụng vào người bạn khác cũng gây ra chảy máu.
- Do thời tiết khô hanh: khi khí hậu khô hanh sẽ khiến niêm mạc mũi của con dễ bị nứt và khô từ bên trong do màng nhầy mũi không đủ cung cấp. Chính vì thế mà vách ngăn mũi sẽ bị giảm độ co giãn, chỉ cần trẻ ngoáy mũi là gây vỡ mạch máu.
Trẻ 3 tuổi bị chảy máu cam do khô mũi hoặc nóng trong.
- Do bé bị thiếu dưỡng chất: bé 3 tuổi bị chảy máu cam có thể là do bị thiếu vitamin C – đây là chất cực kỳ quan trọng giúp con tăng cường miễn dịch và giúp thành mạch máu bền hơn. Nhưng nếu cơ thể con mà không nhận đủ lượng Vitamin C cần thiết này sẽ dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng chảy máu cam.
- Do bé bị nóng trong người: không chỉ bé 3 tuổi mà những trẻ 5 tuổi hay bị chảy máu cam cũng có thể do nóng trong người mà ra. Ví dụ như do mẹ cho con ăn nhiều đồ nóng, nhiều đồ tẩm bổ mà ăn ít rau củ quả cũng làm sinh nhiệt cho cơ thể, lâu dần gây chảy máu cam thường xuyên nếu không thay đổi.
- Do bé bị viêm mũi: trẻ bị viêm mũi, nhất là viêm mũi dị ứng mãn tính sẽ gây ra các tổn thương nhất định tới thành mạch máu, trong đó có cả động mạch lẫn tĩnh mạch. Chỉ cần 1 tác động nhỏ từ bên ngoài cũng làm nứt các mạch máu nhỏ và gây chảy máu mũi.
- Do trẻ bị u mũi: tức là trong mũi của con xuất hiện các khối u, chảy máu chính là dấu hiệu cho thấy bé bị u mũi. Các khối u có thể là lành tính hoặc ác tính, vì thế mẹ cần cho con đi kiểm tra cẩn thận để bác sỹ chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Đọc thêm: Chảy máu cam ở trẻ có nguy hiểm không?
Sơ cứu đúng cách khi trẻ 3 tuổi chảy máu cam
Nếu gặp hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em 3 tuổi cha mẹ cần phải biết cách sơ cứu chính xác, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho con. Nếu như cầm máu đúng cách thì chỉ tầm 10-15 phút là con sẽ hết chảy máu. Cụ thể:
- Lập tức cho bé ngồi dậy hoặc đứng thẳng, giữ yên 1 chỗ, không được nằm hoặc vận động.
- Cho đầu và cổ của bé hơi ngả về phía trước một chút, đồng thời hướng dẫn để trẻ xì mũi nhẹ nhàng, giúp loại bỏ hết các máu đông bám trong thành mũi. Tuy rằng lúc này máu có thể chảy nhiều hơn 1 chút nhưng mẹ không phải lo bởi sau đó thì máu sẽ hết nhanh.
- Trong lúc này, mẹ dùng tay của mình để bóp chặt 2 bên cánh mũi của trẻ giúp cầm máu và cho bé thở bằng miệng. Mẹ chỉ nên dùng ngón cái và ngón trỏ để bóp mũi.
- Phải giữ nguyên tư thế như vậy trong vòng 5-10 phút, không được bỏ tay ra, như vậy sẽ có tác dụng cầm máu và làm đông máu nhanh, ngăn máu chảy tốt hơn.
Cho bé nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh.
- Để đẩy nhanh hiệu quả cầm máu, mẹ cũng có thể dùng khăn mát hoặc viên đá nhỏ chườm lên trên gốc mũi và má cho con. Nhờ có nhiệt độ lạnh mà các mao mạch máu sẽ co lại ngăn chặn chảy máu cam hiệu quả.
- Mẹ nhớ không được phép cho con ngả đầu ra sau hoặc cho bé nằm khi chảy máu bởi như thế máu sẽ chảy xuống họng, bé nuốt phải máu sẽ gây đau bụng. Thêm vào đó máu chảy nhiều còn gây tắc đường thở và nguy hiểm tới tính mạng.
Lưu ý: với trẻ 7 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên hoặc kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường mẹ nên cho con đi khám tại bệnh viện bởi rất có thể là do con đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm.
Bài viết liên quan:
>>> Trẻ bị chảy máu cam khám ở đâu tốt và an toàn
>>> Nguyên nhân trẻ chảy máu cam về đêm