Giời leo là một bệnh lý trên da khá thường gặp. Bệnh thường gây cảm giác đau, rát, khó chịu trên vùng da mắc bệnh. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, có thể để lại sẹo trên da. Hoặc nặng hơn có thể gây nên tình trạng bội nhiễm nếu các vết mủ bọc vỡ ra và nhiễm trùng. Sau đây là tổng hợp cách chữa trị bệnh giời leo bằng cả 2 phương pháp tây y và phương pháp từ dân gian một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bệnh giời leo - Vị trí thường gặp ở người bị giời leo
Con giời leo - hung thủ mà mọi người cho là gây bệnh giời leo
Hình ảnh nhận biết bệnh giời leo - mụn mủ trắng mọc thành từng vệt
Vị trí bị Giời leo trên ngực
Vùng da tổn thương do Giời leo trên bả vai
Xem chi tiết: Giời leo ở lưng
Bị Giời leo ở bạnh sườn - Giời leo thường lan theo vệt
Hình ảnh bị giời leo ở cổ
Hình ảnh vị trí bị giời leo ở mắt
Hình ảnh vị trí bị giời leo ở miệng
Hình ảnh bị giời leo ở tay
Cách chữa giời leo bằng Tây y
Bệnh giời leo là gì? Bệnh giời leo là hiện tượng da bị bỏng bởi chất acid photpho hữu cơ do côn trùng gây ra. Do vậy, nếu bạn chủ động chữa trị theo phương pháp Tây y, trước tiên bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định mức độ vùng da bị tổn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị. Một số loại thuốc được chỉ định hiện nay để trị giời leo như:
– Khu vực tổn thương được rửa sạch bằng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch alumilum acetate 5%.
– Sử dụng thuốc bôi ngoài da góp phần làm khô vết thương giảm viêm như miian hay eosin.
– Bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, bội nhiễm bảo vệ da trong trường hợp nặng. Tuy nhiên đối với phương pháp này cần lắng nghe và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách đúng đắn. Tránh việc tự ý sử dụng sai cách dẫn tới nhiều tác hại nguy hiểm dưới da.
Các phương pháp chữa trị giời leo bằng Đông y
- Chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh
Đậu xanh được coi là một trong những phương pháp dân gian chữa giời leo cực kỳ hiệu quả. Để thực hiện cách này bạn lấy lượng đậu xanh vừa đủ đem rửa thật sạch rồi đem giã hoặc xay nhuyễn.
Tiếp đến cho một ít nước vo gạo vào trộn đều rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Bạn có thể thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần cho đến khi các mảng giời leo khô lại và khỏi hoàn toàn.
Chữa bệnh giời leo bằng đậu xanh
- Cách chữa giời leo bằng cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi là thảo dược lành tính từ lâu đã được dân gian sử dụng để điều trị các loại bệnh ngoài da, cầm máu vết thương… cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó cỏ nhọ nồi cũng có công dụng trong việc chữa giời leo rất tốt.
Để chữa giời leo bằng cây nhọ nồi bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá nhọ nồi tươi đem rửa thật sạch.
Sau đó vò nát hoặc giã nát, rồi dùng phần cây đã giã nát đó đắp lên vùng da bị giời leo. Những tinh chất có trong cây tác động vào vết thương giúp nhanh chóng khỏi bệnh. Thực hiện cách làm này mỗi ngày 3 lần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cây nhọ nồi chữa giời leo rất tốt
Xem thêm: Bệnh zona ở trẻ em
- Chữa bệnh giời leo bằng sung
Trị giời leo bằng quả sung - Lưu ý là lấy sung xanh mới cho nhiều nhựa
Lấy trái sung non đem cắt đôi lấy mủ, hoặc lấy mủ từ vỏ cây sung rồi bôi lên vùng giời leo. Thực hiện mỗi ngày 2 lần đều đặn trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Hoặc bạn cũng có thể dùng lá sung rửa sạch, sau đó đem hong khô rồi cắt nhỏ. Thêm vào một chút giấm ăn và giã nhuyễn rồi đắp thuốc này đắp lên những mảng da bị giời leo.
- Trị giời leo bằng mật ong
Trị giời leo bằng mật ong
Trong mật ong có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus cực mạnh, bởi vậy có thể góp phần điều trị giời leo tại nhà. Để xoa dịu các nốt giời leo, bạn chỉ cần thoa một lớp mật ong mỏng lên vùng da bị bệnh và để nguyên trong vài tiếng. Thực hiện trong vài ngày bạn sẽ thấy những biến chuyển tích cực.
Một số phương pháp dân gian chữa bệnh giời leo
Quả atiso có tính thải độc cao nên uống atiso rất tốt cho bệnh giời leo
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: dùng gạo nếp, lá mướp đắng, lá trúc đào, cây rau sam….Tuy nhiên đối với bất kỳ phương pháp nào, các bạn cũng nên chú ý đến vấn đề vệ sinh. Trước khi đắp, hoặc bôi các loại cây, lá…. cần dùng nước muối sinh lý sát khuẩn sạch sẽ vùng da bị bệnh.
Những loại cây, lá, hạt….dùng để đắp lên vết thương cần được xay hoặc giã bằng những dụng cụ sạch sẽ. Tuyệt đối không nên nhai và đắp trực tiếp lên vết thương, có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng do lây lan một số loại vi rút, vi khuẩn có trong nước bọt.
Bài viết liên quan: >>> Giời leo có lây không?