Amlodipine là thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường hoặc dùng để điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.
Thuốc Amlodipine dạng viên nang 5 mg
Công dụng, liều dùng và những điều cần biết khi sử dụng thuốc Amlodipine
Nhóm thuốc | Chống đau thắt ngực, chống tăng huyết áp, chất đối kháng kênh calci. |
Dạng bào chế | - Viên nén: 2,5 mg, 5 mg, 10 mg amlodipin. - Nang: 5 mg, 10 mg amlodipin. |
Thành phần chính | Amlodipine |
Chỉ định | - Ðiều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường). - Điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định. |
Liều dùng- Cách dùng | - Ðể điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều phải phù hợp cho từng người bệnh. Khởi đầu với liều bình thường là 5 mg, 1 lần cho 24 giờ. Liều có thể tăng đến 10 mg cho 1 lần trong 1 ngày. - Nếu tác dụng không hiệu quả sau 4 tuần điều trị có thể tăng liều. Không cần điều chỉnh liều khi phối hợp các thuốc lợi tiểu thiazid. |
Chống chỉ định | - Không dùng cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định. - Quá mẫn với dihydropyridin. |
Tương tác thuốc | - Các thuốc gây mê làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin và có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn. - Lithi: Khi dùng cùng với amlodipin, có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, ỉa chảy. - Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin do ức chế tổng hợp prostaglandin và/hoặc giữ natri và dịch. - Các thuốc liên kết cao với protein (như dẫn chất coumarin, hydantoin...) phải dùng thận trọng với amlodipin, vì amlodipin cũng liên kết cao với protein nên nồng độ của các thuốc nói trên ở dạng tự do (không liên kết), có thể thay đổi trong huyết thanh. |
Tác dụng phụ | - Phản ứng phụ thường gặp nhất của amlodipin là phù cổ chân, từ nhẹ đến trung bình, liên quan đến liều dùng. Trong thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng placebo, tác dụng này gặp khoảng 3% trong số người bệnh điều trị với liều 5 mg/ngày và khoảng 11% khi dùng 10 mg/ngày. Thường gặp, ADR >1/100: - Toàn thân: Phù cổ chân, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược. - Tuần hoàn: Ðánh trống ngực. - Thần kinh trung ương: Chuột rút. - Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu. - Hô hấp: Khó thở. Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100 - Tuần hoàn: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực. - Da: Ngoại ban, ngứa. - Cơ, xương: Ðau cơ, đau khớp. - Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ. Hiếm gặp, ADR <1/1000 - Tuần hoàn: Ngoại tâm thu. - Tiêu hóa: Tăng sản lợi. - Da: Nổi mày đay. - Gan: Tăng enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm, lactat dehydrogenase). - Chuyển hóa: Tăng glucose huyết. - Tâm thần: Lú lẫn. - Miễn dịch: Hồng ban đa dạng. |
Lưu ý thận trọng | Với người giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp. |
Đăng bởi: bottamnhanhung.vn