Thóp của trẻ sơ sinh thường gồm có 2 phần đó là thóp trước và thóp sau, trong đó thóp sau thường đóng kín khi mới sinh ra hoặc chậm nhất 4 tháng là đóng kín. Nhưng nếu như thóp sau của trẻ sơ sinh lõm thì đó lại là dấu hiệu bất thường, nguy hiểm mà mẹ không được chủ quan.
Tìm hiểu về thóp sau của trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia y tế, thóp sau là phần có hình tam giác, đây chính là khe hở nằm giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu. Nếu thóp trước cần phải trải qua một quá trình thay đổi liên tục mới đóng lại (thường là sau 6 tháng cho tới 18 tháng) thì thóp sau lại gần như đã khép kín lại khi bé mới chào đời.
Vị trí thóp sau ở trre sơ sinh mẹ có thể dùng tay kiểm tra dễ dàng
Thóp sau và thóp trước cùng với những đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ có chức năng cực kỳ quan trọng đó là giúp bảo vệ não bộ của trẻ tránh bị tác động bởi những tác nhân từ bên ngoài. Nhất là trong quá trình sinh đẻ, khi qua âm đạo đầu bé hay bị ép chặt, chính nhờ thóp này mà bé có thể dễ dàng chui ra mà không có ảnh hưởng gì.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp có nguy hiểm không?
Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, khu vực thóp sau của trẻ thường đóng gần hết khi mới sinh ra và còn rất ít, tối đa chỉ 4 tháng là kín. Nhưng nếu như mẹ thấy thóp sau của con bị lõm thì rất có thể là bé đang gặp phải các bệnh lý nguy hiểm sau:
Nếu thóp sau sưa đóng hay bị lõm mẹ cần cẩn trọng với các bệnh dưới đây
- Thóp sau lõm do bị thiếu nước: mất nước được xem là thủ phạm chính khiến thóp của bé bị lõm. Nguyên nhân là bởi khi cơ thể bị mất nước, thiếu nước khiến trẻ không có đầy đủ lượng chất lỏng để duy trì hoạt động bình thường. Bé bị mất nước có thể do tiêu chảy trong thời gian dài, do sốt cao hoặc đổ nhiều mồ hôi. Mất nước kéo dài sẽ khiến bé suy cạn năng lượng, mệt mỏi và gây nhiều hậu quả khác.
Trẻ bị lõm thóp sau do thiếu nước
- Thóp sau của trẻ bị lõm do suy dinh dưỡng: mất nước và suy dinh dưỡng thường đi kèm với nhau và liên quan mật thiết với nhau. Bởi khi bị mất nước trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và là nguyên nhân khiến cho vết lõm ở thóp sau và cả thóp trước của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Suy dinh dưỡng cũng có thể do bé hấp thu kém hoặc thiếu calo. Trẻ bị suy dinh dưỡng ngoài lõm thóp thì còn có biểu hiện khác như thiếu cân, tóc khô và dễ rụng, bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, khô da…
Chế độ dinh dưỡng kém cũng làm thóp sau của bé lâu đóng và lõm
- Thóp sau của trẻ lõm do bị viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính: mặc dù trường hợp này rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Đây thường là biến chứng do bệnh viêm ruột (IBD) hoặc là nhiễm trùng gây ra. Nếu không được phẫu thuật sớm có thể đe dọa đến tính mạng.
- Thóp sau của bé lõm do bị bệnh Kwashiorkor: Kwashiorkor chính là hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ hay nói cách khác đó là dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng do trẻ bị thiếu protein. Những trẻ không may mắc phải chứng bệnh này thường khiến thóp bị lõm, ngay cả khi được điều trị thì cũng không đạt được khả năng phát triển đầy đủ. Còn nếu phát hiện muộn con sẽ bị khuyết tật vĩnh viễn cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm do bị đái tháo nhạt: mẹ nên nhớ đây không phải là một dạng của bệnh đái tháo đường mà là một tình trạng xảy ra do thận của bé sơ sinh không có khả năng giữ nước, khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm.
Như vậy có thể thấy rằng hiện tượng thóp sau của trẻ bị lõm là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé mà còn đe doạ tới tính mạng của trẻ. Chính vì vậy nếu phát hiện thấy bé có các biểu hiện này mẹ hãy cho con đến ngay bệnh viện để được bác sỹ khám và chữa trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm:
>>> Trẻ hay gãi đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn