Giải cảm, giảm ho, hạ sốt và là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống, đó là cách hàng ngàn đời nay, lá tía tô vẫn sống mãi trong lòng người dân đất Việt. Lá tía tô còn được dùng để tắm cho trẻ sơ sinh để trị mẩn ngứa, rôm sảy. Nhưng tắm lá tía tô cho bé sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất thì không phải cha mẹ nào cũng biết.
Rất nhiều công dụng bất ngờ từ lá tía tô
Theo Đông y, cây tía tô là dạng thảo dược chứa tinh dầu chủ yếu là L-perrilla alcohol, limonen, perillaldehyd, α-pinen, hydrocumin giúp chữa ho, giải độc, giảm đau, hạ sốt hiệu quả… Chưa hết, lá tía tô còn giúp trị nhức đầu, giảm đau bụng đầy hơi, giải nhiệt, giảm nôn, tiêu chảy và đặc biệt còn có tác dụng an thai rất tốt.
Lá tía tô là gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn
Trong thực đơn hàng ngày, lá tía tô là gia vị không thể thiếu cho nhiều món ăn thơm ngon như canh riêu cá, ốc nấu chuối đậu… Từ rễ, quả đến hạt, hoa và lá của lá tía tô đều có thể làm gia vị tốt cho sức khỏe.
Với việc chứa lượng tinh dầu lớn, lá tía tô thường được dùng để nấu làm nước tắm giúp ra nhiều mồ hôi, giảm sốt, giảm ngứa, ngừa rôm sảy, mẩn ngứa và trị nấm da.
Mùi hương thơm dịu của lá tía tô còn giúp giải tỏa mệt mỏi, stress, đau nhức giúp cơ thể khỏe khoắn, trẻ ngủ con giấc hơn. Bởi vậy, lá tía tô cũng được dùng để tắm cho trẻ sơ sinh vì rất an toàn, lành tính và có nhiều công dụng cho làn da và sức khỏe của trẻ.
Bài viết liên quan: Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh đơn giản
Tắm là tía tô cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?
Lá tía tô được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi nấm nên cực hiệu quả trong việc trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, phát ban cho trẻ nhất là vào mùa hè nóng nực.
Đặc biệt chỉ cần tắm đều đặn cho trẻ mỗi ngày, các bệnh về da của trẻ sẽ dần thuyên giảm mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Tắm lá tía tô cho bé giúp trị rôm sảy, mụn nhọt
Cách nấu nước tắm lá tía tô cho bé thực ra rất đơn giản và dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần làm một số bước sau là có nồi nước cực chất tắm mát cho trẻ:
- Hái một nắm lá tía tô, rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn, sâu bọ, trứng côn trùng, lông tơ để không gây kích ứng da trẻ. Ngâm với nước muối loãng, vớt ráo rồi đem xay hoặc giã nát.
- Dùng dây lọc nước cốt lá tía tô, đổ nước cốt lá tía tô vào chậu, pha thêm nước ấm và tắm cho trẻ 1 lần/ngày. Sau đó tắm tráng lại cho trẻ bằng nước ấm sạch, lau khô người, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ.
Hoặc mẹ có thể rửa sạch lá tía tô cho vào nồi, đổ thêm 3-5 lít nước và nấu sôi. Nước nguội gạn lấy nước, bỏ phần lá và tắm cho trẻ.
Có thể giã nát lá tía tô hoặc để nguyên lá nấu nước tắm cho trẻ
Xem thêm: Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh chữa bệnh gì?
Lá tía tô tuy lành tính nhưng không phải an toàn 100%
Cũng như các loại lá cây khác, lá tía tô có chứa một lượng vi khuẩn, bụi bẩn nhất định nên nếu không được rửa sạch, đun sôi kỹ thì những vi khuẩn này vẫn tồn tại và tấn công làn da mỏng manh của trẻ. Vì vậy, khi tắm lá tía tô cho bé, các mẹ cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ chọn lá tía tô tươi, sạch, không úa khô héo hoặc già.
- Không nên tắm cho bé bằng nước lá tía tô quá đặc vì sẽ làm tinh bột đóng lại trên da bé, gây viêm nhiễm da.
- Không nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh khi da bé bị lở loét, trầy xước, mưng mủ, ghẻ lở để tránh nhiễm trùng da.