Thông thường răng sữa chỉ tồn tại được vài năm, cho đến khi trẻ được 5-6 tuổi là răng sẽ bắt đầu lung lay, rụng đi và để răng vĩnh viễn mới mọc lên. Tuy nhiên có nhiều trường hợp răng sữa không rụng mà răng cố định cũng không thấy mọc khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
Răng sữa là những chiếc răng bắt đầu mọc khi bé dược 5 tháng trở đi, một bộ răng sữa hoàn chỉnh gồm 20 chiếc và sẽ mọc hết trước khi bé tròn 3 tuổi. Nhưng răng sữa không thể đi theo bé đến hết đời mà chúng chỉ tồn tại vài năm, khi các mầm răng vĩnh viễn được mọc lên là chân răng sữa sẽ tự tiêu và rụng, giúp cho răng cố định có thể mọc lên được.
Nguyên nhân răng sữa không rụng
Răng sữa rụng sớm hay muộn cũng tuỳ vào từng trẻ, có những bé mọc răng sữa sớm thì rụng sớm, có bé mọc muộn và được chăm sóc tốt thì rụng muộn hơn. Còn nếu như răng sữa mà không rụng khi tuổi bé đã lớn thì rất có thể là do những nguyên nhân sau đây:
Răng sữa không rụng là do răng vĩnh viễn không mọc.
- Do răng vĩnh viễn của trẻ không mọc lên. Như đã chia sẻ ở trên, nếu mầm răng vĩnh viễn mọc lên thì chân răng sữa mới lung lay và rụng. Nói cách khác răng vĩnh viễn mọc cao sẽ đẩy các răng sữa rụng hết mà không phải tác động nào. Còn nếu như răng vĩnh viễn không mọc thì chắc chắn răng sữa không thể rụng được.
- Do răng cố định mọc kẹt: cũng không loại trừ khả năng răng vĩnh viễn của bé bị mọc ngẹt và mọc ngầm bên dưới. Khi các răng này mà bị mọc kẹt phía dưới sẽ không thể nhồi lên cao được, do đó mà không thể đẩy được chân răng sữa lên, đó cũng chính là lý do mà vì sao răng sữa không rụng được và không thay răng được.
Cũng có trường hợp răng sữa rụng muộn, có người khi trưởng thành mới rụng nên mẹ cũng cần kiểm tra lịch mọc răng của bé xem có chuẩn không. Thường là đến khi 11 tuổi bé sẽ thay hết được một hàm răng vĩnh viễn mới.
Thực tế răng sữa không phải là loại răng trưởng thành, vì vậy cho dù nó có không rụng thì chúng cũng không thể theo bé đến cuối cuộc đời. Có thể chúng sẽ rụng khi bé được 20 tuổi, và răng vĩnh viễn cũng sẽ không mọc, khiến bạn bị thiếu 1 răng trên cung hàm.
Điều này vừa gây khó khăn khi ăn uống, dễ gây viêm nhiễm lợi tuỷ mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ cho cả hàm răng của trẻ về sau này.
Tham khảo: Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Biện pháp xử lý răng sữa không rụng hiệu quả
Nếu bé gặp phải tình trạng này tốt nhất mẹ nên cho con đi kiểm tra tại các bệnh viện hay cơ sở chuyên khoa về răng hàm mặt. Tại đây, bác sỹ sẽ áp dụng các máy móc thiết bị hiện đại để kiểm tra răng, tìm ra nguyên nhân khiến răng sữa của bé không rụng. Dựa vào đó mà có hướng can thiệp hiệu quả nhất.
Đối với trường hợp mà răng sữa không rụng do không có mầm răng vĩnh viễn thì có thể đợi khi nào răng sữa của bé rụng, đợi ít nhất bé được 12 tuổi thì đi ghép răng. Với công nghệ hiện đại ngày nay sẽ cho phép ghép một chiếc răng mới nhìn y như thật mà không làm ảnh hưởng bất cứ điều gì tới trẻ.
Răng sữa không rụng thì nên cho bé đi khám để ghép răng.
Tuy nhiên để đảm bảo ghép răng an toàn mẹ nhớ tìm đến các địa chỉ uy tín, có tiếng, bác sỹ tay nghề cao, tránh để xảy ra những sự cố không đáng có.
Bên cạnh đó để giảm thiểu tình trạng răng sữa không rụng mẹ nên:
- Bổ sung đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nhờ thế con sẽ phát triển răng tốt hơn.
- Tăng cường bổ sung cho bé các thực phẩm giàu canxi, florua và vitamin để kích thích mọc răng, phát triển răng và bảo vệ răng cho bé. Điển hình như trứng, sữa tươi, cá biển…
- Tránh cho bé ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas, đồ ăn chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ…
Đọc thêm:
>>> Nguyên nhân răng sữa của bé bị mủn