Sữa mẹ có mùi tanh, hôi: Dấu hiệu, Nguyên nhân và cách khắc phục

Có rất nhiều thắc mắc mẹ cần được giải đáp trong quá trình nuôi con bú. Và sữa mẹ có mùi tanh không phải là một vấn đề hiếm gặp nhưng luôn khiến các mẹ lo lắng. 

Dấu hiệu sữa mẹ có mùi tanh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và các bà mẹ luôn muốn sữa mẹ có chất lượng tốt nhất cho con. Thông thường, sữa mẹ có màu trắng đục, hơi sánh, mùi thơm ngậy, có vị ngọt để kích thích vị giác của bé. Tuy nhiên một ngày nào đó mẹ thấy bé không chịu ti mẹ, bị đi ngoài.

Hoặc mẹ nhận thấy dòng sữa loãng hơn và có mùi khác thường. Đó có thể là mùi tanh như cá, mùi xà phòng. Khi mẹ cho lượng nhỏ sữa, nếu nó có vị lạ, sữa bị chua như: sữa bò, sữa tươi lâu ngày và rất khó chịu. Tất cả những dấu hiệu này chứng tỏ sữa mẹ có mùi tanh hay bị hỏng.

Tìm hiểu dấu hiệu sữa mẹ bị tanh
Tìm hiểu dấu hiệu sữa mẹ bị tanh

Vậy nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì?

Khi gặp những dấu hiệu trên chắc chắn mẹ sẽ rất lo lắng và băn khoăn tự hỏi nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì? Sau đây là một số nguyên nhân chính:

1.Không kiểm tra bầu sữa trước khi cho bú

Mẹ đang cho con bú cần thường xuyên kiểm tra bầu sữa xem toàn bộ bầu ngực của mình có mềm không, có khu vực nào bị nổi cục sờ nắn không mềm tay hay không? Lượng sữa mẹ có ra đều ở các tia hay không? Vì trong quá trình cho con bú các mẹ dễ bị viêm tuyến sữa do tắc sữa.

Nếu bé bú phải sữa này thường bé sẽ từ chối bú vì sữa trong bầu ngưc mẹ đã bị hỏng. Dấu hiệu khi bị viêm tuyến sữa mẹ thường kèm theo biểu hiện nóng ở bầu ngực, sữa hut ra không phun tia mẹ bị nặng có thể kèm theo biểu hiện sốt.

2.Do chế độ ăn uống của mẹ

Mùi vị của sữa mẹ sẽ luôn thay đổi do thức ăn trong thực đơn hàng ngày. Chính vì thế nếu mẹ ăn một số thực phẩm như cá cơm, dầu cá, ớt, tỏi, hạt lanh,… hoặc dùng các loại thuốc như thuốc bổ sung vitamin, thuốc kháng sinh,… sẽ khiến sữa mẹ có mùi khó chịu.

3.Việc hút trữ sữa mẹ không đúng cách

Khi bé bú không hết sữa mẹ thì việc hút trữ sữa mẹ là điều bình thường. Điều này sẽ giúp bé có lượng dưỡng chất dồi dào trong thời gian dài.

Tuy nhiên việc mẹ bảo quản sữa không đúng cách sẽ khiến sữa mẹ bị nhiễm khuẩn và có mùi hôi. Khi mẹ nhận thấy sữa nổi váng và khi lắc lên phần váng và phần sữa không hòa đồng nhất vào nhau, đồng thời có mùi hôi thì sữa bị hỏng.

Việc hút trữ sữa mẹ không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị tanh
Việc hút trữ sữa mẹ không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị tanh

Cách khắc phục sữa mẹ có mùi tanh

Sữa mẹ có mùi tanh do rất nhiều nguyên nhân. Mẹ hãy tìm ra nguyên nhân chính xác để khắc phục cho hiệu quả:

+ Trường hợp sữa mẹ có mùi hôi tanh do dự trữ đúng cách mẹ hãy kiểm tra mùi vị của sữa trước khi đem trữ đông. Đồng thời cũng phải đảm bảo quy trình vắt hút sữa, vệ sinh dụng cụ và trữ đông sữa đúng nhất. Ngoài ra mẹ cũng nên tham khảo cách hâm sữa trữ đông cho bé uống để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

+ Trường hợp sữa mẹ bị tanh do chế độ sinh hoạt, ăn uống của mẹ thì mẹ nên làm những điều sau:

- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ…. Uống nhiều nước khoáng, các đồ uống lợi sữa để giúp sữa mẹ dồi dào hơn.

Tìm nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh để khắc phục kịp thời
Tìm nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh để khắc phục kịp thời

- Sử dụng một số mẹo khử mùi tanh tạm thời như nấu xôi cho vào khăn sữa nhỏ và đắp lên hai bầu ngực, hoặc ăn lá dứa, dùng lá mít vuốt bầu ngực….

- Vệ sinh bầu ngực thường xuyên nhất là phần đầu ti để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nhưng mẹ nên chú ý không nên dùng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh mà chỉ cần dùng nước sạch để vệ sinh.

Đọc thêm:

Sữa mẹ có màu vàng liệu có nên cho bé bú không?

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21