Sữa mẹ bị nóng phải làm sao thắc mắc của rất nhiều bà mẹ trên các diễn đàn mẹ và bé. Bởi vì mẹ cứ thấy con chậm tăng cân hơn so với những đứa trẻ khác thì đều nghĩ là do sữa nóng. Tuy nhiên để tìm ra nguyên nhân bé chậm tăng cân mẹ cần phải tìm hiểu đúng về sữa mẹ trong trường hợp này và tìm cách khắc phục.
Hiểu đúng về việc sữa mẹ mát hay nóng
Từ trước đến nay mọi người đều nghĩ rằng việc mẹ cho con bú nhưng con chậm tăng cân là do sữa mẹ nóng. Song bạn cũng nên tìm hiểu xem sữa mẹ mát hay nóng là như thế nào?
Theo quan niệm của ông cha ta thì sữa mẹ nóng là nguồn sữa khiến bé tăng cân chậm hoặc không tăng cân trong một vài tháng. Còn nếu bé tăng cân nhanh, phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt,... thì nguồn sữa mẹ đó mát. Thực tế cho thấy quan niệm này vẫn chưa chính xác bởi việc tăng cân hay phát triển của bé còn do rất nhiều yếu tố. Đó có thể là do hệ tiêu hóa của bé tốt, hấp thu tốt những chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Và tất cả các bà mẹ đều có chất lượng sữa tương đương nhau tuy nhiên tùy thuộc vào cơ thể của từng mẹ thì sẽ có thời điểm sữa tốt có hàm lượng dinh dưỡng cao, hoặc sữa có chất lượng giảm đi về mặt dinh dưỡng .
Mẹ nên hiểu đúng về việc sữa mẹ bị nóng và tìm nguyên nhân
Chính vì thế để trả lời cho câu hỏi sữa mẹ bị nóng phải làm sao hãy đi tìm nguyên nhân chính xác khiến sữa mẹ nóng:
+ Đầu tiên là do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý. Mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ đóng hộp, chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều muối, có chứa những gia vị cay nồng… ăn ít rau xanh, uống ít nước, sử dụng những chất kích thích. Những thực phẩm này cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
+ Sữa mẹ bị nóng do mẹ có thể trạng yếu. Có thể do những nguyên nhân như mẹ thường xuyên phải thức đêm, thiếu ngủ, mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức. Tình trạng sữa mẹ bị nóng khác hẳn với việc sữa mẹ bị vón cục. Bởi vì sữa bị vón cục rất có thể mẹ đã bị viêm vú và phải điều trị kịp thời.
+ Mẹ sử dụng nhiều thuốc Tây trong quá trình cho con bú cũng khiến sữa mẹ bị nóng.
Vậy sữa mẹ bị nóng phải làm sao, mẹ đã biết chưa?
Mẹ đã thấy sữa mẹ nóng có thể do rất nhiều nguyên nhân, vậy sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Chúng ta sẽ tìm cách giải quyết theo từng nguyên nhân cụ thể:
1.Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ
Đây là cách hiệu quả nhất để cải thiện sữa mẹ bị nóng. Bởi vì tất cả những thực phẩm mẹ ăn đều đi qua sữa mẹ. Và nếu muốn sữa mẹ mát hơn mẹ nên có những chế độ ăn uống hợp lý và ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có tính mát. Bạn có thể ăn rau ngót, rau má, giá đỗ, rau dền, quả sung, chuối tiêu và các loại trái cây, thực phẩm giàu đạm, sắt và những vitamin cần thiết khác.
Mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để có thể cải thiện sữa mẹ bị nóng
Tiếp theo mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể bởi sữa mẹ có thành phần chính là nước. Lượng nước hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 2,5 – 3 lít.
2.Cải thiện tâm trạng của mẹ
Không chỉ chú ý đến chế độ dinh dưỡng mà mẹ cũng nên quan tâm đến tâm trạng của mình. Mẹ có tâm trạng thoải mái sẽ rất có ích trong việc điều tiết lượng sữa, tâm trạng tốt tạo ra hormon hạnh phúc giúp hỗ trợ sữa về và tăng cường chất lượng sữa mẹ.
Mẹ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong việc chăm sóc con cái để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ.
3.Điều chỉnh cách cho con bú
Bé chậm tăng cân cũng có thể do cách mẹ cho con bú. Bởi vì nhiều em bé bú mẹ ít, thì chỉ bú được lượng sữa loãng đầu tiên. Sữa ở giai đoạn đầu chỉ có nhiều nước và chứa ít đạm. Cách cải thiện đó là vắt bớt sữa đầu để cho bé bú sữa sau đặc hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé hơn.
Điều chỉnh cách cho con bú để giúp bé nhận được nhiều dinh dưỡng nhất từ sữa mẹ
Các mẹ cũng nên để ý tới tư thế bú và động tác ngậm vú của bé để điều chỉnh bé ngậm núm vú chính xác tránh các trường hợp sữa mẹ xuống chậm hoặc gây tắc sữa về lâu dài.
4.Hạn chế dùng thuốc kháng sinh trong quá trình cho con bú
Hạn chế sử dụng các loại thuốc uống như kháng sinh, giảm đau, nếu con có vấn để về sức khỏe mẹ thấy cần phải dùng thuốc thì nên cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và chỉ định chọn loại thuốc phù hợp. Bởi vì những loại thuốc này khiến chất lượng sữa mẹ suy giảm nghiêm trọng dẫn tới sữa mẹ nóng.
Đọc thêm:
> Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?
> Sữa mẹ có màu vàng có nên cho bé bú?