Sốt cao khi bị sốt xuất huyết khiến người bệnh bị mất nước, việc bù nước là điều cần thiết, tuy nhiên bù nước như thế nào cho đúng mới là vấn đề quan trọng. Sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Xem ngay câu trả lời để tránh áp dụng sai gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Sốt xuất huyết có nên truyền nước không?
Mất nước, thiếu dịch là hiện tượng thường gặp ở người bệnh sốt xuất huyết. Hiện tượng này xảy ra do tăng tính thấm thành mạch dẫn tới thoát dịch ra gian bào. Do đó, để ổn định sức khỏe, cân bằng cơ thể, tăng sức đề kháng, người bệnh cần được bù đủ lượng dịch cần thiết.
Tuy nhiên, sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Thực tế hiện nay rất nhiều người bệnh đã tự ý truyền dịch khi thấy sốt cao do mắc sốt xuất huyết. Các chuyên gia cảnh báo việc làm này vô cùng nguy hiểm vì có nguy cơ gây sốc cao, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Do đó sốt xuất huyết có nên truyền nước hay không cần phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, cũng như mức độ mắc bệnh cụ thể của từng bệnh nhân.
+ Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước, tiêu chảy nói chung chỉ nên bù nước bằng đường uống.
+ Người bệnh sốt xuất huyết đang ở giai đoạn sốt cao, nên bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol hoặc nước hoa quả để bù các chất điện giải.
+ Nếu đang trong giai đoạn biến chứng nguy hiểm khi người bệnh có hiện tượng thoát dịch và mất nước nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch với liều lượng và chủng loại hợp lý theo từng phác đồ.
+ Ở giai đoạn hồi phục, khi người bệnh đã có khả năng tái hấp thu để bù lại lượng dịch đã mất, việc truyền dịch cần tránh tuyệt đối.
Sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Để trả lời chính xác thắc mắc này cần phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, để đảm bảo an toàn người bệnh không nên tự ý truyền.
Đọc thêm: Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì?
Lưu ý khi truyền nước cho người bệnh sốt xuất huyết
Việc truyền nước cho người bệnh sốt xuất huyết không đơn giản như nhiều người lầm tưởng. Ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát, rõ ràng việc truyền nước là điều không cần thiết bởi người bệnh vẫn có thể bù nước qua ăn uống hàng ngày.
Không phải cứ mắc sốt xuất huyết là cần truyền dịch
Mặt khác, không phải cứ mắc sốt xuất huyết là cần truyền dịch bù nước, việc này cần theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu người bệnh tự ý truyền dịch tại nhà không có chỉ định của bác sĩ sẽ dễ xảy ra hiện tượng thừa dịch dẫn tới phù phổi cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Do đó, có nên truyền nước hay không, truyền như thế nào, tốc độ truyền ra sao, truyền loại dịch gì cần có tư vấn và giám sát trực tiếp từ bác sĩ, trong trường hợp người bệnh đột nhiên có biểu hiện đông máu bác sĩ sẽ dễ dàng xử lý và điều chỉnh lại lượng dịch truyền cho phù hợp, tránh hiện tượng thoát dịch.
Theo đó, trong giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh nên tự bù nước tại nhà bằng đường uống thông qua các loại nước sau:
+ Nước điện giải Oresol: Nên pha oresol với nước lọc, không nên pha cùng sữa, nước khoáng hay nước trái cây, tuyệt đối không thêm đường vào dung dịch. Cần pha oresol với đúng đủ lượng nước theo hướng dẫn tránh quá đậm đặc sẽ làm giảm hiệu quả và tăng nguy cơ ngộ độc oresol.
Bù nước tại nhà bằng oresol, nước hoa quả, nước lọc…
+ Nước hoa quả: Sốt xuất huyết có nên truyền nước không? Bạn có thể tự bù lại lượng nước đã mất bằng cách tăng cường uống các loại nước hoa quả, đặc biệt là hoa quả chứa nhiều vitamin C vừa có tác dụng tăng cường miễn dịch, vừa làm vững bền thành mạch và giảm nguy cơ xuất huyết. Nước dừa cũng là loại nước trái cây nhiều chất điện giải rất cần thiết cho người bệnh.
+ Nước lọc: Nước lọc rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn sốt cao, mất nước. Việc bổ sung nước lọc đầy đủ cũng hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, từ đó thúc đẩy nhanh thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
Có thể thấy, người bệnh sốt xuất huyết không nhất thiết phải truyền nước để bù lại lượng dịch đã mất, thay vào đó có thể bổ sung thông qua đường uống như đã nói ở trên đã đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tham khảo: