“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” ấy vậy mà vẫn có đến gần 90% các bà mẹ bỉm sữa mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc điều trị các bệnh rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, hăm tã, chàm sữa ở trẻ.
8 sai lầm nghiêm trọng khi trị bệnh ngoài da ở trẻ mẹ nào cũng mắc phải
Trị các bệnh hăm tã, rôm sảy, chàm sữa, mẩn ngứa, mụn nhọt ở trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại không dễ dàng như nhiều mẹ nghĩ. Đó là lý do gần 90% mẹ bỉm vẫn thường xuyên “sa” chân vào những sai lầm đáng tiếc khiến các bệnh ngoài da ở trẻ kéo dài dai dẳng và khó chữa hơn.
Bệnh ngoài da ở trẻ sẽ nghiêm trọng nếu mẹ mắc sai lầm khi điều trị
Các mẹ cần nhớ, làn da của trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm: mỏng hơn gấp 3 lần da người lớn và nhạy cảm hơn gấp 5 lần da người lớn.
Bên cạnh đó, cấu trúc các mô da bên ngoài của trẻ cũng chưa ổn định trong những năm tháng đầu đời, thế nên, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị hăm tã, chàm sữa, rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa tấn công.
Dưới đây là 8 sai lầm kinh điển mẹ nào cũng “dính chàm” khi trị bệnh ngoài da ở trẻ.
1.Dùng các loại lá tắm dân gian không an toàn:
Sử dụng các bài thuốc dân gian từ lá chè xanh, lá khế, mướp đắng, sài đất… khi trẻ mắc rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, chàm sữa và hăm tã luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ, bởi từ ngàn đời nay họ đã được mặc định trong đầu đây là phương pháp trị các bệnh ngoài da an toàn và hiệu quả nhất.
Lá tắm không lành như các mẹ nghĩ
Tuy nhiên, thực tế lại không màu hồng như vậy. Vì hiện chưa có một nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh hiệu quả cũng như sự an toàn của các loại lá này với làn da nhạy cảm của trẻ. Chưa kể, với mức độ ô nhiễm môi trường và không khí như hiện nay, phương pháp này còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Bằng chứng là nếu không được làm sạch, ngâm rửa kỹ càng, các loại lá tắm này có thể vẫn chứa vi khuẩn, bụi bẩn, thuốc trừ sâu, sâu bọ… những thành phần này có thể gây kích ứng da, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Chưa kể, sử dụng lá tắm dân gian còn tiêu tốn của các mẹ rất nhiều thời gian, công sức khi các mẹ phải trải qua khá nhiều công đoạn: đi chợ mua lá, về ngâm, rửa sạch, đun sôi, để nguội rồi mới tắm cho trẻ.
2.Sử dụng kem bôi ngoài da chứa corticoid:
Với ưu điểm tiện dụng, dễ dùng, kem bôi trị hăm tã, chàm sữa, rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa cho trẻ dễ dàng chinh phục được nhiều mẹ bỉm. Thế nhưng vì quá quan tâm đến hiệu quả mà nhiều mẹ bỏ qua việc xem xét các thành phần, để rồi tá hỏa giật mình khi sử dụng cả kem trị bệnh ngoài da cho con có chứa corticoid.
Lợi bất cập hại khi sử dụng kem bôi có chứa corticoid
Kem hoặc thuốc bôi corticoid được gọi là glucocorticoid hay “đề xa”. Với các chứng bệnh ngoài da như vẩy nến, chàm, viêm da… thì kem bôi chứa corticoid (dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucinar, eumovate, gentrisone, Fucidin, Beprosone, Silkron…) có tác dụng rất nhanh do được hấp thụ rất tốt qua da (đặc biệt là da mỏng như da trẻ em).
Tuy nhiên, corticoid là “con dao hai lưỡi” nên nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như làm teo da, rạn da, giãn mao mạch, chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, đục thuỷ tinh thể, nấm miệng, viêm tuỵ, suy giảm miễn dịch.
Corticoid còn ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất đạm, chất béo, chất đường và làm mất cân bằng nước, muối khoáng, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thần kinh, thậm chí có thể gây phù, rối loạn chuyển hóa lipid, loãng xương, tăng huyết áp, làm trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, còi xương…
Giới y học khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng kem bôi hoặc thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid. Với những trường hợp trẻ mắc các bệnh ngoài da nghiêm trọng, nhất thiết phải có sự tham vấn của bác sỹ.
3.Lạm dụng phấn rôm:
Là thói quen được nhiều bà mẹ dùng để trị các bệnh hăm tã, rôm sảy và mẩn ngứa, chàm sữa cho con. Tuy nhiên, nếu tần xuất sử dụng nhiều, với liều lượng lớn sẽ gây ra những hệ quả khôn lường như làm bít lỗ chân lông, khiến da trẻ bí bách, khó chịu và làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Cẩn trọng khi dùng phấn rôm cho trẻ
Trẻ hít phải phấn rôm sẽ đặc biệt nguy hiểm: gây ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra, phấn rôm làm tăng nguy cơ ung thư ở các bé gái.
4.Tự ý trẻ uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ:
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng và phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Ấy vậy mà, nhiều bà mẹ “điếc không sợ súng” nên cứ thấy con bị rôm sảy, hăm tã, mụn nhọt, mẩn ngứa, chàm sữa lâu ngày không khỏi là đi mua thuốc kháng sinh cho con uống.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn tới biến chứng sốc thuốc, dị ứng thuốc hay nhờn thuốc.
Thuốc kháng sinh – con dao hai lưỡi với trẻ nhỏ
5.Tiếp tục tắm cho trẻ bằng sữa tắm khi mắc bệnh ngoài da:
Khi trẻ mắc các bệnh rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, chàm sữa, hăm tã, mẹ nên tạm ngưng sử dụng sữa tắm. Sữa tắm có thể chứa chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất tạo mùi và hóa chất kích ứng, những thành phần này sẽ khiến da trẻ bị tổn thương nhiều hơn, khiến việc điều trị bệnh ngoài da ở trẻ khó khăn hơn rất nhiều.
Trẻ mắc bệnh ngoài da cần ngừng dùng sữa tắm
6.Sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp với độ tuổi:
Làn da của trẻ rất nhạy cảm, đó là lý do các mẹ không nên tùy tiện sử dụng các sản phẩm vệ sinh (sữa tắm, dầu gội, dầu mát xa…) không phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy, hóa chất và hương liệu có trong các sản phẩm vệ sinh chăm sóc hàng ngày cho trẻ chính là thủ phạm khiến các bệnh ngoài da của trẻ trở nặng hơn. Việc mẹ sử dụng những chế phẩm này một cách bừa bãi không khác nào hại con.
7.Vệ sinh, chăm sóc da trẻ không đúng cách:
Tiếp tục ủ hoặc mặc cho con quá nhiều quần áo, sử dụng quần áo có độ thấm hút kém; kiêng tắm rửa; không cắt móng tay để trẻ cào cấu, gãi lên vùng da bị bệnh; kỳ cọ quá mạnh làm trầy xước da trẻ; tự ý nặn, trích vùng da bị bệnh; không có biện pháp che chắn cho trẻ khi đi ra ngoài; không dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ… là những sai lầm “chết người khiến các bệnh rôm sảy, hăm tã, mụn nhọt, mẩn ngứa, chàm sữa ở trẻ được thể lộng hành.
Trẻ bị bệnh ngoài da, càng cần phải sạch sẽ
Các mẹ cần nhớ, khi trẻ bị rôm sảy, hăm tã, chàm sữa, mẩn ngứa, mụn nhọt nghĩa là da trẻ đang bị vi rút, vi khuẩn, bụi bẩn… tấn công. Việc không được vệ sinh, chăm sóc da đúng cách chỉ khiến các bệnh lý này nghiêm trọng hơn, phát triển nhanh hơn, khó chữa hơn khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu hơn.
8.Không chú trọng đến thực phẩm:
Bên cạnh việc lựa chọn đúng giải pháp trị các bệnh ngoài da cho trẻ hiệu quả thì mẹ cần chú trọng đến chế độ ăn hàng ngày để giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Thế nhưng, không ít mẹ cho rằng, bệnh ngoài da thì không liên quan đến thực phẩm. Đó thực sự là một suy nghĩ sai lầm.
Ví như với những trẻ hay bị viêm da cơ địa cho dị ứng thức ăn thì yếu tố thực phẩm rất quan trọng. Việc tiếp tục cho trẻ ăn những món ăn khiến trẻ dị ứng, có thể khiến trẻ tử vong. Tương tự, nếu cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu axit (cam, chanh…) khi trẻ bị hăm tã sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.
Trái cây rất tốt khi trẻ bị bệnh ngoài da
Các chuyên gia cho biết, khi trẻ mắc các bệnh ngoài da, tốt nhất mẹ nên xây dựng một chế độ ăn cân bằng, giàu dưỡng chất, ưu tiên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất và có lợi cho quá trình điều trị các bệnh ngoài da như: sữa chua, hoa quả, rau xanh…
Mách mẹ cách sửa sai trong điều trị bệnh ngoài da ở trẻ
Chắc hẳn các mẹ đang “ngã ngữa giật mình” truy tìm những lỗi sai thường gặp của mình phải không? Từ giờ, mẹ hãy thật tỉnh táo và “chừa” các thói quen xấu này đi nhé, nếu không mẹ sẽ phải trả giá rất đắt đấy.
Để sửa sai, mẹ cần nằm lòng những tuyệt chiêu trong điều trị bệnh ngoài da rôm sảy, hăm tã, chàm sữa, mụn nhọt, mẩn ngứa ở trẻ như sau:
- Thường xuyên quyét dọn, lau chùi nhà cửa, giặt giũ chăn ga, gối đệm, các vật dụng hàng ngày của trẻ… đảm bảo không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ, trong lành.
- Cha mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi chạm, bế trẻ.
- Cho trẻ mặc các loại quần áo có chất liệu vải cotton, mềm mịn, thoáng mát và hút ẩm tốt.
Tắm cho trẻ bằng Bột tắm Nhân Hưng mỗi ngày
- Đeo bao, tay chân cho trẻ cẩn thận để trẻ không cào cấu hoặc chà xát lên vùng da bị bệnh khiến da trẻ bị tổn thương, lở loét, mẩn đỏ, sưng tấy và viêm nhiễm.
- Kháng khuẩn, sạch da, an toàn, hiệu quả là nguyên tắc vàng trong điều trị bệnh ngoài da ở trẻ mẹ cần ghi nhớ. Mẹ nên lựa chọn cho con những sản phẩm trị rôm sảy, mẩn ngứa, chàm sữa, hăm tã, mụn nhọt từ thảo dược thiên nhiên và có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm ngứa. Hai yếu tố này sẽ giúp việc trị các bệnh ngoài da ở trẻ “nhẹ tựa lông hồng”, đảm bảo bé sẽ hết sạch các bệnh ngoài da sau 3-5 ngày sử dụng, lại vừa an toàn và tiện dụng nữa.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 4 dược liệu quý là: Tinh chất Hoàng Liên và Berberin, Chlorophyll và tinh dầu Mùi… chính là một gợi ý tuyệt vời cho các mẹ để bảo vệ con yêu trước các bệnh ngoài da đáng ghét.