Răng sữa bị sâu có nên hàn không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, có người cho răng bị sâu thì phải hàn còn hơn nhổ bỏ, có ý kiến lại cho rằng răng trẻ khác răng người lớn nên không được phép hàn.
Nguyên nhân răng sữa bị sâu
Theo các chuyên gia y tế thì răng sữa là răng mọc trong giai đoạn bé đang bú mẹ, từ tháng thứ 6 trở đi là bé sẽ mọc răng sữa, đến trước 3 tuổi là sẽ mọc hoàn chỉnh 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên đây chỉ là răng tạm thời và khi bé được 5-6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng.
Răng sữa của trẻ thường dễ bị sâu là bởi những nguyên nhân sau đây:
- Do mẹ vệ sinh răng miệng cho bé không tốt, không cho con đánh răng và súc miệng hàng ngày, nhất là sau khi ăn đồ ngọt.
Răng sữa bị sâu chủ yếu do vệ sinh răng miệng không tốt.
- Do mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, bánh kẹo và các thức uống có gas.
- Do bé ăn phải thức ăn cứng, dai làm sứt răng rồi tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
- Do không xử lý sớm các vấn đề về răng miệng nên sâu răng mới hình thành.
Răng sữa bị sâu mà không được xử lý sớm và đúng cách thì sâu răng có thể lây lan sang toàn bộ hàm răng của bé. Đặc biệt chúng còn lan xuống cả tủy răng, làm ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn về sau này.
Đọc thêm: Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc
Răng sữa bị sâu có nên hàn không?
Thông thường khi phát hiện răng sữa của trẻ bị sâu ở mức độ nhẹ thì phương án ưu tiên nhất đó là nên giữ lại răng cho bé bằng cách hàn hay trám răng đều được. Chỉ trường hợp sâu răng quá nặng, không thể hàn thì mới phải nhổ bỏ chứ không nên nhổ sớm.
Sở dĩ không nên bỏ răng sữa sớm là bởi nếu như bé bị răng sữa mất sớm sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng nhai của bé. Hơn nữa khi răng sữa bị nhổ đi qua sớm thì các mầm răng vĩnh viễn sau này sẽ mọc lên khó khăn hơn, răng mọc chậm và thậm chí là có ló thể sẽ mọc lệch lạc.
Hàn răng có thể thực hiện khi bé bị sâu răng nhẹ.
Hàn răng thực tế cũng là một thao tác tương đối đơn giản, nó không gây đau đớn nhiều cũng không làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bé, không làm hại răng, đơn giản chỉ là hàn lại vết sâu răng mà thôi. Thời gian hàn răng cũng rất nhanh, chỉ tầm 15-20 phút là xong. Trước khi hàn thì bác sỹ sẽ nạo sạch hết các vết sâu để loại bỏ các mô răng bị bệnh, tránh cho mầm mống vi khuẩn có thể quay trở lại gây sâu răng.
Thêm vào đó khi hàn răng bác sỹ còn sử dụng thêm thuốc gây tê cục bộ nên bé không thấy đau và khó chịu, cảm thấy thoải mái, sau đó có thể ăn uống bình thường.
Để biết chính xác răng sữa bị sâu có nên hàn hay không thì các mẹ cần cho con đi khám tại bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sỹ sẽ nắm bắt được tình trạng răng sâu cũng như tuổi răng cụ thể mà tư vấn cách giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên lưu ý nên đưa bé đi khám sớm, tránh để lâu sâu răng nặng thì phải nhổ răng.
Xem thêm: Răng sữa có bao nhiêu cái?
Cách phòng chống sâu răng sữa cho trẻ nhỏ
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé khi răng bắt đầu mọc ra. Với các bé còn nhỏ chưa đánh răng được thì mẹ có thể dùng gạc đeo ngón tay, nhúng nước muối rồi rà miệng, lau sạch răng và lợi cho bé hàng ngày. Khi bé lớn thì cho bé đánh răng mỗi ngày.
- Sử dụng thuốc đánh răng và bàn chải đánh răng theo đúng độ tuổi của trẻ. Mỗi ngày đánh răng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Cho bé đánh răng hàng ngày để phòng tránh sâu răng.
- Kết hợp cho con súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng sau khi ăn.
- Hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có gas. Sau khi ăn xong cần súc miệng hoặc đánh răng để tránh gây sâu răng.
- Để tránh răng sữa bị sâu mẹ cũng nên cho con ăn nhiều thức ăn giàu Fluor (cá, trứng và sữa tươi) để bảo vệ men răng tốt hơn.
Đọc thêm:
> Nguyên nhân răng sữa của bé bị mủn