Phòng ngừa các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

Trẻ em được ví như búp trên cành, mong manh và nhạy cảm, đủ nắng hoa sẽ nở, trẻ em cũng vậy đủ chất, đủ sự chăm sóc và đủ lòng yêu thương, trẻ sẽ khôn lớn thành người. Cuộc sống ngày càng hiện đại, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, việc chăm sóc trẻ không còn là chuyện đơn giản như câu nói “trời sinh voi sinh cỏ” như ngày xưa.

Trẻ em ngày nay rất dễ bị nhiễm nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó các bệnh ngoài da ở trẻ em đang làm đau đầu rất nhiều bà mẹ trẻ. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn và để lại nhiều di chứng nguy hiểm.

1.Rôm sảy ở trẻ:  

Đây là căn bệnh ngoài da rất dễ bắt gặp ở trẻ vào mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn mức bình thường, da trẻ thường thoát ẩm không tốt do tuyến mồ hôi bị bịt kín làm xuất hiện hàng loạt các mẩn ngứa ở các vùng lưng, ngực, cổ, nách, bẹn,…

Rôm sảy thường gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, nếu không ngăn trẻ gãi quá mức sẽ làm da bị xây xước và nhiễm trùng nguy hiểm.

Rôm sảy ở trẻ là chứng bệnh dễ đến nhưng khó đuổi

Rôm sảy ở trẻ là chứng bệnh dễ đến nhưng khó đuổi

Giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ mặc các loại quần áo mỏng, thoáng khí, thấm hút tốt và tắm trẻ bằng các loại nước lá, nếu không muốn mất thời gian chuẩn bị thì các mẹ có thể tắm trẻ bằng bột tắm thảo dược thiên nhiên.

Không nên ôm ấp trẻ quá nhiều, nên để bé vui chơi ở nơi thoáng mát, nếu thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều thì nhanh chóng lau khô cho trẻ và bổ sung thêm một số thành phần dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm: Trẻ bị rôm sảy ăn gì và kiêng gì?

2. Mẩn ngứa, dị ứng ở trẻ:

Thường gặp ở trẻ em từ 1-2 tháng tuổi, nguyên nhân bị mẩn ngứa, dị ứng có rất nhiều và rất nhạy cảm với trẻ có cơ địa non yếu. Tuy nhiên, có một số trẻ có khả năng kháng được các loại bệnh này khi bước sang 2 tuổi, nhưng vẫn phải chú ý bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây dị ứng như: Thực phẩm, thời tiết, quần áo,…

Thời điểm này thì cần vệ sinh tắm rửa cho trẻ thường xuyên mỗi ngày, nếu da trẻ bị khô thì cần sử dụng các biện pháp để cân bằng ẩm cho da trẻ, nhưng cần tránh các thành phần nhạy cảm dễ gây kích ứng.

Sử dụng trang phục bằng vải bông mềm mại, rộng rãi, chất liệu và nguồn gốc phải đảm bảo an toàn. Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc mẹ đang cho con bú thì cần tránh xa loại thực phẩm đó để trẻ không bị dị ứng.

3. Hăm tã ở trẻ:

Hăm da thường gặp ở trẻ trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi, mặc tã hàng ngày. Biểu hiện của bệnh là sự xuất hiện của rất nhiều mẩn đỏ ở các vùng da trẻ hay mặc tã, các loại vi khuẩn yếm khí sẽ có điều kiện để phát triển, gây cảm giác đau rát khó chịu.

Ngoài ra, ở những trẻ béo phì, mũm mĩm và có nhiều nếp gấp cũng có khả năng mắc cao, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và tâm lý của trẻ và mẹ.

Hăm tã ở trẻ là triệu chứng phổ biến nhất hiện nay khi bịt tã không đúng cách

Hăm tã ở trẻ là triệu chứng phổ biến nhất hiện nay khi bịt tã không đúng cách 

Biện pháp phòng ngừa và hạn chế tình trạng này ở trẻ là luôn giữ cho vùng da này khô ráo, tắm rửa thường xuyên, lau khô khi tắm cho trẻ xong. Đối với trẻ bị hăm tã thì nên thường xuyên kiểm tra, thay tã, tắm rửa hàng ngày bằng các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng đau rát khó chịu.

Các mẹ cần lưu ý chỉ nên sử dụng các sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên vệ sinh, tắm rửa hàng ngày để phòng ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ em.

Rất nhiều sản phẩm hiện nay trên thị trường gắn mác tự nhiên, nhưng vẫn chứa rất nhiều thành phần hoá học nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, nét thẩm mỹ và tâm sinh lý của trẻ.

Thanm khảo:

>>>> Kinh nghiệm trị dứt điểm rôm sảy

>>> Trẻ dị ứng nổi mụn khắp mặt

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status