Hệ miễn dịch và sức đề kháng ở trẻ sơ sinh còn rất non yếu, vì thế mà rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, điển hình như viêm mũi. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm mũi là do đâu?
Theo các chuyên gia, viêm mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, sưng đỏ và chảy dịch khiến trẻ cực kỳ khó chịu. Thủ phạm gây bệnh thường là do virut hay vi khuẩn, chúng tấn công niêm mạc mũi, làm suy giảm sức đề kháng tại chỗ rồi gây viêm.
Viêm mũi ở trẻ sơ sinh có nhiều dạng như viêm mũi cấp tính, viêm mũi đặc hiệu, viêm mũi do lậu, viêm mũi bạch hầu hay viêm mũi giang mai. Tuy nhiên dù là dạng nào cũng đều gây nguy hiểm tới hệ thống hô hấp của bé, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh thường dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm mũi
- Do bé dị ứng với thời tiết: bởi vì giai đoạn sơ sinh là lúc sức đề kháng của bé còn non yếu, do vậy chỉ cần thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh sẽ khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi nên mới dẫn tới viêm mũi.
- Do trẻ tiếp xúc với những dị nguyên gây dị ứng: điển hình như lông chó mèo, phấn hoa, bào tử, bọ ve, khói thuốc, bụi bẩn, hoá chất hay ẩm mốc…
- Do bé đang mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản… cũng gây kích thích niêm mạc mũi và hình thành nên viêm mũi.
- Do môi trường sống bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, có nhiều khói bụi, bé phải thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng rất dễ bị bệnh.
- Ngoài ra có một số trường hợp mẹ bị bệnh lậu, giang mai… thì khi sinh con theo đường sinh thường cũng có nguy cơ bị virut từ các bệnh đó lây lan sang rồi gây viêm mũi.
Tham khảo: Trẻ bị viêm mũi kéo dài phải làm sao?
Triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh
- Trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi liên tục, nước mũi có thể trong hoặc có màu vàng đục.
- Bé bị ngạt mũi, ngạt 1 hoặc 2 bên, vì thế hay khó thở và thở khò khè
- Bé bị ho, ho có đờm và dễ bị nôn mửa sau khi ăn xong
- Trẻ bị sốt cao, thường xuyên quấy khóc
- Bé chán ăn, bỏ bú, bứt rứt khó chịu, ngủ không ngon giấc, thậm chí là tiêu chảy.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi?
- Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé: đây là việc quan trọng cần làm đầu tiên khi thấy bé bị viêm mũi. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi cho bé, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần, rửa đều đặn hàng ngày cho tới khi nước mũi hết chảy. Cách này vừa giúp làm loãng dịch mũi để bé dễ thở hơn mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển.
Nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng.
Tìm hiểu: Cách chữa sổ mũi ở trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc
- Phải giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là các phần cổ ngực và gan bàn chân của bé. Khi cơ thể được ấm sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Không được để bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông thú, khói thuốc, không cho gặp khí lạnh, tốt nhất nên cho bé ở trong phòng thoáng.
- Nếu bé có dấu hiệu sốt thì mẹ cần hạ sốt cho con. Nhưng phải đo nhiệt độ chuẩn để có cách hạ sốt phù hợp. Nếu bé sốt dưới 38°C chỉ nên hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm chườm vào bách, bẹn, trán và chân tay. Còn sốt cao trên 38 độ C thì cho bé uống thuốc hạ sốt.
- Mẹ cho con nằm ở phòng điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, không nên để nhiệt độ quá thấp vì bé có thể bị cảm lạnh làm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi mẹ nên tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Trong sữa mẹ không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng cho con mà còn có nhiều kháng thể giúp bé nâng cao sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.
- Chú ý vệ sinh sạch sẽ không gian sống cho bé, nhất là giường chiếu, màn, chăn gối cần giặt giũ sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra nếu bé sốt cao, co giật, bỏ ăn, tiêu chảy, sụt cân, khó thở… mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.