Omeprazole: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Omeprazole là thuốc dùng để điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và điều trị hội trứng Zollinger-Ellison.

Omeprazole
Omeprazole

Nhóm thuốc Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton.
Dạng bào chế Nang 20 mg; lọ 40 mg thuốc bột, kèm 1 ống dung môi 10 ml để pha tiêm.
Thành phần chính Omeprazole
Chỉ định

- Trào ngược dịch dạ dày - thực quản.

- Loét dạ dày - tá tràng.

- Hội chứng Zollinger - Ellison

Liều dùng- Cách dùng

- Điều trị loét dạ dày: Uống 1 lần 1 viên/ngày (trường hợp nặng có thể dùng 2 viên) trong 4 đến 8 tuần.

- Điều trị loét tá tràng: Uống 1 lần 1 viên/ngày (trường hợp nặng có thể dùng 2 viên) trong 4 tuần.

- Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1 lần/1 đến 2 viên 1 ngày, dùng trong 4 đến 8 tuần.

- Điều trị hội trứng Zollinger-Ellison: Liều khởi đầu 3 viên/ngày, uống 1 lần duy nhất, sau đó điều chỉnh theo tình trạng lâm sàng. Với liều trên 4 viên/ngày phải chia làm 2 lần mỗi ngày. Không được dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ. 

- Thuốc uống cả viên không được nhai hay nghiền thuốc. 

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Giống như các thuốc ức chế bơm proton khác, omeprazol không dùng đồng thời với nelfinavir

Tương tác thuốc

- Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn, rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.

- Omeprazol có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.

- Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.

- Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40 mg/ngày omeprazol ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol 20mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol ức chế chuyển hóa warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.

- Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.

- Omeprazol làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.

- Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.

Tác dụng phụ

- Buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi và táo bón.

- Thỉnh thoảng có ban da, nhưng biểu hiện này thường nhẹ & nhanh chóng hết.

Lưu ý, thận trọng

- Phụ nữ mang thai & cho con bú không tự ý sử dụng thuốc này.

- Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).

- Nên tiêm thuốc vào tĩnh mạch cho người bệnh nặng và người có nhiều ổ loét để phòng ngừa chảy máu ổ loét do stress. Phải tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất là 3 phút, tốc độ tối đa là 4 ml/phút. Liều 40 mg tiêm tĩnh mạch sẽ làm giảm ngay lượng acid hydroclorid (HCl) trong dạ dày trong vòng 24 giờ.

Tham khảo:

>>> Cimetidine điều trị loét dạ dày

>>> Esomeprazole 20mg trị trào ngược dạ dày

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21