Tình trạng trẻ bị nổi đốm đỏ trên da xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên cha mẹ cần phân biệt được các nốt đỏ trên da có phải là biểu hiện của một số bệnh lý hay không để tìm ra cách chữa kịp thời nhất.
Một số bệnh lý gây nổi đốm đỏ trên da ở trẻ:
1.Bệnh viêm da tiếp xúc
Khi thấy trẻ có các biểu hiện phát ngứa và nổi mẩn đỏ sau một khoảng thời gian ngắn thì có thể da bé đã phản ứng với thứ gì đó vô tình chạm vào. Có thể là các chất hóa học, xà phòng, nước rửa bát, phấn hoa, lông động vật trong nhà... Cha mẹ cần chủ động cách ly những dị nguyên này bởi việc tiếp xúc chúng thường xuyên sẽ dễ gây nên bệnh viêm da tiếp xúc khiến nổi đốm đỏ trên da và ngứa.
Triệu chứng nhận biết trẻ bị viêm da tiếp xúc:
- Da khô, có vảy và bị bong tróc.
- Đỏ da, ngứa.
- Viêm, sưng, lở loét.
- Rộp có nước bên trong.
Cách điều trị:
- Cho trẻ cách ly với các dị nguyên.
- Không nên gãi phần bị nổi nốt đỏ, mụn nước bởi càng gãi càng ngứa và khiến tình trạng nổi đốm đỏ trên da trở nên trầm trọng hơn.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng bệnh trở nặng.
Trẻ bị viêm da tiếp xúc sẽ gây nổi đốm đỏ trên da.
2.Bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa nói chung hay thể chàm sữa nói riêng cũng có thể gây nổi đốm đỏ trên da và ngứa ngáy cho trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa ở trẻ như di truyền, dị ứng, rối loạn hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng từ môi trường sống.
Bệnh đặc trưng bởi các biểu hiện như:
- Da khô sần.
- Rất ngứa, đặc biệt là vào ban đêm.
- Các mảng màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bên trong uốn cong khuỷu tay và đầu gối, và ở trẻ sơ sinh, mặt và da đầu.
- Các vết sưng nhỏ, nổi lên, mụn nước có thể có hiện tượng chảy dịch.
- Da dày, nứt nẻ, bong vảy.
- Nhạy cảm, dễ sưng viêm do trầy xước.
Cách điều trị:
- Tăng cường giữ ẩm cho da bé bằng các sản phẩm phù hợp, an toàn và dịu nhẹ đối với trẻ em để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, tăng cường hàng rào bảo vệ da.
- Tránh các tác nhân gây viêm da. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải để ý các loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ như hải sản, trứng, sữa…
- Tắm bằng nước ấm kết hợp với các loại bột tắm có chiết xuất thảo dược thiên nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa, chỉ nên tắm trong khoảng 10- 15 phút. Sau khi tắm xong thì lau khô người và thoa serum dưỡng ẩm.
- Tránh xa các loại sữa tắm, dầu gội có nhiều chất tạo bọt để tránh làm khô da bé.
Trẻ bị chàm sữa nổi đốm đỏ trên da và ngứa.
3.Rôm sảy
Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây nổi đốm đỏ trên da và ngứa ngáy châm chích rất khó chịu. Nguyên nhân là do tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, khi tiếp xúc với vùng có khí hậu nóng hay mặc đồ kín, khiến cho bụi bẩn hoặc tế bào chết đọng lại trên da trẻ nhỏ gây bít tắc lỗ chân lông khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.
Những vị trí thường xuất hiện rôm sảy là trán, cổ, vai, ngực và lưng, kẽ nách và háng.
Triệu chứng:
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, và mẩn đỏ.
- Trẻ bị ngứa, quấy khóc, khó chịu.
- Trẻ có thể gãi gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.
Cách điều trị:
- Mặc đồ thoáng cho trẻ khi thời tiết nóng nực.
- Nhiệt độ phòng thích hợp đối với trẻ nhỏ.
- Khi trẻ bị rôm sảy bạn có thể đun nước lá khế, lá mướp đắng để trị rôm sảy cho bé.
- Giữ người bé luôn được khô ráo và sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng.
4.Mề đay mẩn ngứa
Nổi mề đay là một bệnh do phát ban dị ứng cũng có thể gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa. Nguyên nhân khiến bé bị nổi mề đay là do hệ miễn dịch kém khiến cho các tác nhân gây hại trong môi trường tấn công. Không những thế, khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khiến da bé không thích ứng được cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nổi mề đay.
Cách điều trị:
Ngoài việc tránh xa các yếu tố có thể gây nên bệnh mề đay như hải sản, khói bụi, thời tiết, cha mẹ có thể kết hợp một số bài thuốc từ dân gian để giảm triệu chứng khó chịu cho con.
Đun sôi chắt lấy nước các loại lá dưới đây rồi vệ sinh da cho bé hàng ngày giúp hạn chế tình trạng nổi đốm đỏ trên da ở trẻ.
- Lá khế
- Lá chè xanh
- Lá kinh giới
- Cây chó đẻ
Nếu kiên trì áp dụng, sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm.
5.Mụn sữa
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nang kê là hiện tượng phổ biến gây nên nổi đốm đỏ trên da. Có đến 20% trẻ sinh ra bị mụn sữa. Những mụn nhỏ li ti thường nổi trên má, cằm, trán và lưng ngay khi bé ra đời hoặc một vài tuần sau sinh mới bắt đầu xuất hiện. Bé có thể nổi nhiều mụn sữa hơn khi đang bị nóng, da bị dính nước bọt, sữa hay tiếp xúc với quần áo.
Mụn sữa sẽ tự hết sau vài tuần, nhưng nếu các vết nổi đốm đỏ trên da vẫn không hết sau 3 tháng hoặc có dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này nên đưa bé đi khám da liễu. Nhưng trước hết cha mẹ có thể xử lý theo những cách sau đây:
- Giữ vệ sinh cho trẻ luôn khô thoáng. Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, nên chọn loại thấm hút được mồ hôi.
- Rửa sạch da bé bằng nước ấm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh và lau khô.
- Chú ý các thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ. Khi thấy con bị mụn sữa, mẹ nên duy trì việc cho con bú mẹ và không cho bú thêm sữa công thức. Mẹ nên tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ không có tác nhân gây kích ứng cho bé. Với bé đã ăn dặm, cần hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng…
Trẻ bị mụn sữa xuất hiện các nốt đỏ mẩn ngứa trên da.
Làm gì khi con bị nổi đốm đỏ trên da và ngứa?
Khi trẻ có những biểu hiện ngứa ngáy do nổi đốm đỏ trên da gây ra, cha mẹ nên vệ sinh da bé sạch sẽ, cẩn thận để giảm thiểu sự tấn công và lây lan của vi khuẩn gây ra các bệnh ngoài da.
Một trong những phương pháp được nhiều phụ huynh ưa chuộng hiện nay là sử dụng bột pha nước tắm trẻ em có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như Berberine, Hoàng liên, Chlorophyll, Natri Bicarbonate…có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa ngáy khó chịu.
Bột tắm Nhân Hưng được hội đồng chuyên gia đầu ngành khuyên dùng đối với bệnh ngoài da ở trẻ.
Sản phẩm bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Bột tắm Nhân Hưng tiên phong trong việc ứng dụng các hoạt chất từ thiên nhiên trong phòng, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da ở trẻ, sản phẩm đã được kiểm chứng bởi hội đồng chuyên gia đầu ngành về chất lượng.
Đọc thêm: Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt - Chuẩn đoán và điều trị