Những nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé mẹ cần đảm bảo trong thực đơn

Ăn dặm là một giai đoạn rất quan trọng mà bất kỳ bé nào cũng phải trải qua trong thời kỳ phát triển. Khi bé đến giai đoạn này, các mẹ áp dụng rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau và lên những thực đơn ăn dặm đa dạng nhất giúp bé ăn ngon miệng. Tuy nhiên chưa chắc những thực đơn đó đã đầy đủ những nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé. 

Thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ

Dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần duy nhất chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và mẹ không cần quá lo lắng về việc hôm nay sẽ cho bé ăn gì? 
Nhưng khi trẻ đủ 6 tháng tuổi thì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé nữa. Đến giai đoạn này bé sẽ cần phải bổ sung thêm những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để phát triển.

Thực đơn ăn dặm của bé cần có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng
Thực đơn ăn dặm của bé cần có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Việc có một bữa ăn dặm với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé không bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất. Điều này giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì có 4 nhóm thực phẩm chính mẹ cần bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày của bé đó là chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng. Mỗi nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé này sẽ có một vai trò riêng đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa những nhóm thực phẩm này trong bữa ăn của bé.

Chi tiết những nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của bé

Như đã nói ở trên trong bữa ăn hàng ngày của bé cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để việc phát triển của bé được tốt hơn. Sau đây là chi tiết về các nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo:

1.Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột – đường

Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bé, chất này chiếm 50%  - 60 % tồng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Nó còn tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào, là nguyên liệu để tạo ra các tế bào. Chính vì thế đây là nhóm thực phẩm rất quan trọng mẹ cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé.

Chất bột – đường có trong gạo, mì, bún,phở, khoai, đậu, trái cây… Trẻ bắt đầu ăn chất bột đường ngay từ khi mới bắt đầu ăn dặm. Trong thời kỳ này mẹ nên xay nhuyễn và cho bé ăn từ loãng đến đặc. Những tháng sau đó mẹ có thể tăng độ thô lên để giúp bé tăng khả năng nhai nuốt.

2.Thực phẩm cung cấp chất đạm

Chất đạm cũng là một trong những nguyên liệu chính để xây dựng nên các tế bào. Nó còn có vai trò rất quan trọng khi tạo ra dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các protein huyết thanh… Đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nhóm thực ăn dặm cho bé này được chia làm 2 loại đó là đạm thực vật và đạm động vật. Chất đạm có nguồn gốc thực vật đến từ các loại đậu, gạo, …, và đạm động vật đến từ thịt, cá, tôm, cua, lươn….

Chất đạm là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể của bé 
Chất đạm là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể của bé

Mẹ có thể dùng nhóm đạm thực vật cho bé ngay từ tháng thứ 6 và nên xay nhuyễn cho bé. Sau một tháng khi bé đã quen với việc ăn dặm thì có thể dùng thêm đạm động vật cho bé và tăng dần độ thô cho bé theo từng tháng tuổi.

3.Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ

Rau, củ, quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin, chất xơ, nước và một số khoáng chất mà mẹ nên bổ sung cho bé yêu vào thời kỳ ăn dặm. Vitamin và khoáng chất có trong những loại thực phẩm này sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của bé.

Rau, củ, quả, trái cây là những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ
Rau, củ, quả, trái cây là những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ

Chất xơ trong rau củ quả trái cây sẽ giúp bé chống táo bón, ngăn cản sự hấp thu nhanh của glucose từ ruột non vào máu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển và giúp bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể. Nhóm thực phẩm này mẹ có thể dùng cho bé từ khi mới ăn dặm.

4.Chất béo – nhóm thực phẩm quan trọng trong thời kỳ ăn dặm

Chất béo được chia làm 3 nhóm nhỏ:

+ Chất béo có nguồn gốc động vật sống trên cạn như mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… chủ yếu có các acid béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol và khó hấp thu.

+ Chất béo có nguồn gốc thực vật có các acid béo cần thiết, vitamin E, và hoàn toàn không có cholesterol. Loại chất béo này có trong dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương… được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

+ Chất béo có nguồn gốc từ các động vật sống ở biển: chứa nhiều vitamin A, các acid béo không no, đặc biệt là acid arachidonic rất tốt cho cơ thể.

Đặc biệt trong nhóm này có các chế phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua, phô mai… Đây là những thực phẩm giàu canxi cho bé ăn dặm mà mẹ cần bổ sung cho trẻ.

Một bữa ăn dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm thực phẩm cho bé ăn dặm sẽ giúp bé phát triển nhanh, khỏe mạnh. Vì thế mẹ cần tìm hiểu kỹ và biến đổi linh hoạt những nhóm thực phẩm này để bé có thể ngon miệng và khỏe mạnh hơn.

Đọc thêm:

Ăn dặm là gì? Lượng thức ăn cần thiết cho bé trong từng tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status