Những điều nên và không nên làm khi bé bị hăm tã

Bé bị hăm tã là vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê, có đến 30% trẻ từ 0-24 tháng tuổi gặp phải vấn đề hăm tã, song thực tế vẫn có nhiều cha mẹ không nắm được những kiến thức cơ bản nhất để chăm sóc và phòng ngừa chứng bệnh này cho con. Phải làm gì khi bé bị hăm tã hoặc cần lưu ý những gì nhằm giúp bé thoát khỏi hăm tã sớm nhất. Dưới đây là câu trả lời bạn đang tìm kiếm.

6 việc không nên làm khi bé bị hăm tã

- Quấn tã hoặc ủ cho bé quá chặt, quá kỹ.

- Đóng bỉm liên tục hoặc với tần xuất quá nhiều sẽ khiến khu vực tã lót bí hơi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

- Dùng loại bỉm không hợp với cơ địa của trẻ hoặc khi vệ sinh vùng kín cho con, bố mẹ sử dụng khăn ướt có chất tẩy rửa mạnh.

- Bôi phấn rôm quá thường xuyên làm bít các lỗ chân lông, sẽ khiến bé bị hăm tã nặng hơn, khó chữa trị hơn.

- Sử dụng kem trị hăm, sữa tắm không an toàn, không phù hợp với làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé khiến tình trạng hăm da lan rộng, tấy đỏ mưng mủ.

- Để tình trạng bé bị hăm tã kéo dài khiến bé liên tục quấy khóc, khó chịu, thậm chí gây ra nhiều biến chứng như sốt, tiêu chảy cấp,…

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị hăm tã “ghé thăm” mùa nắng nóng nhất là với những bé sử dụng tã bỉm không đảm bảo

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị hăm tã “ghé thăm” mùa nắng nóng nhất là với những bé sử dụng tã bỉm không đảm bảo

8 việc nên làm giúp bé giảm hăm tã

- Vệ sinh sạch sẽ vùng quấn tã cho bé mỗi khi bé đại tiện, tiểu tiện.

- Nên dùng tã lót, quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi, nhất là từ chất liệu cotton.

- Thay tã thường xuyên ngay cả khi bé không bị ướt, đặc biệt trẻ sơ sinh cần được thay tã nhiều hơn những bé ở độ tuổi khác (khoảng 12 lần một ngày).

- Thỉnh thoảng nên cho mông, bẹn của bé được thông thoáng.

- Có thể sử dụng lá tắm dân gian để tắm khi bé bị hăm tã nhưng phải chắc chắn rằng, đó là những thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được rửa sạch và loại bỏ được hết sâu bọ, bụi bẩn, tạp chất.

Sữa tắm có thể gây kích ứng da khi bé bị hăm tã

Sữa tắm có thể gây kích ứng da khi bé bị hăm tã

- Dừng ngay sữa tắm vì nó có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng hăm da trở nên tồi tệ hơn.

- Thận trọng khi sử dụng kem chống hăm, phấn rôm khi bé bị hăm. Tốt nhất nên xin ý kiến từ dược sỹ chuyên môn.

- Ưu tiên sử dụng bột tắm từ thảo dược thiên nhiên, tốt nhất khi bé bị bệnh hăm tã, cha mẹ nên tìm đến sản phẩm Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng. Với thành phần từ nhiên nhiên, đồng thời có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm ngứa cực tốt, sản phẩm là giải pháp an toàn hiệu quả giúp bé thoát khỏi chứng hăm da nhanh chóng.

Có thể thấy, vẫn còn đâu đó khá nhiều tình trạng cha mẹ chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị con bị hăm tã. Hy vọng với những lưu ý nêu ở trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm xử lý khi bé bị hăm tã và cũng sẽ không còn phải băn khoăn hay thắc mắc nên và không nên làm gì để bảo vệ và chăm sóc con yêu trước hăm tã – một trong những bệnh ngoài da hàng đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đọc thêm: Phải làm sao khi hăm tã chữa mãi không khỏi mẹ có biết

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status