Để cho bé ăn dặm lần đầu nhiều bà mẹ thiếu kinh nghiệm đã phải tìm hiểu rất kỹ tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự lo lắng. Bởi đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé ở một giai đoạn mới. Chính vì thế để bắt đầu giai đoạn này một cách thuận lợi mẹ cần chú ý những điều sau đây.
Xác định thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm lần đầu
Bé ăn dặm lần đầu khi nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ khi mới nuôi con lần đầu và kể cả những bà mẹ đã từng nuôi con cũng có những câu trả lời chưa thật chính xác. Theo tổ chức y tế thế giới thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm là trên 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên ở Việt Nam nhiều bà mẹ cho con ăn dặm trong khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi tùy theo nhu cầu của trẻ cũng như phụ thuộc vào việc mẹ có đủ sữa cho bé bú hay gia đình có điều kiện dùng sữa công thức hoàn toàn đến 6 tháng tuổi hay không.
Xác định đúng thời điểm để cho bé ăn dặm lần đầu
Việc xác định thời điểm cho bé ăn dặm là rất cần thiết. Mẹ chỉ nên cho bé ăn khi bé có nhu cầu, khi bé bắt chước người lớn nhai thức ăn, nhìn theo thức ăn, có nhu cầu bú sữa mẹ nhiều hơn và đặc biệt là có thể ngồi tốt. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm và quá muộn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và nhu cầu tiêu thụ thức ăn của bé.
Cho bé ăn dặm lần đầu đúng thời gian và tâm trạng
Khi đã xác định thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm lần đầu mẹ cũng cần chú ý thời gian trong ngày và tâm trạng của bé để bắt đầu ngày ăn dặm đầu tiên. Lần đầu cho bé ăn dặm tốt nhất là một bữa sáng vì sau một đêm ngủ dài bé sẽ đói và bản thân bé ở trạng thái đủ tỉnh táo để làm quen với một hoạt động mới và sẽ hào hứng hơn với bữa ăn.
Bạn cũng nên chú ý đến tâm trạng của bé, đừng nên cho bé ăn lúc bé đang khó chịu, đang no, đang bị bệnh, sốt hay bỏ bú. Những lúc này bé sẽ không sẵn sàng đón nhận bữa ăn đâu.
Chọn thức ăn và cân bằng giữa sữa mẹ và thức ăn dặm
Trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính và cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển. Chính vì thế việc ăn dặm chỉ là cho bé tập làm quen với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Chính vì thế tốt nhất mẹ nên chọn những loại thức ăn loãng và mịn đó có thể là cháo xay nhuyễn hoặc bột ăn dặm nhưng chỉ cho bé ăn với lượng rất ít. Thực phẩm cho bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm là những loại bột ngọt hoặc cháo nấu với rau củ quả.
Chọn những loại bột ngọt để bắt đầu cho bé ăn dặm
Chuẩn bị những dụng cụ ăn dặm cho bé
Đây cũng là điều mà mẹ cần phải chú ý trong lần ăn dặm đầu tiên của con. Một ghế ngồi ăn dặm (nếu bé đã ngồi vững), bộ bát, muỗng, cốc uống nước… là những vật dụng cần thiết cho bé. Vật dụng này có thể điều chỉnh đôi chút tùy theo phương pháp ăn dặm. Hãy kích thích thị giác của bé làm cho bữa ăn thêm thú vị hơn bằng cách chọn những dụng cụ ăn dặm có màu sắc bắt mắt.
Lập thời gian biểu cho việc ăn dặm của trẻ
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cũng là lúc mẹ nên lập một thời gian biểu cho việc ăn uống của bé và nghiêm chỉnh thực hiện theo bảng thời gian đó. Bảng thời gian biểu không chỉ quy định thời gian ăn uống của trẻ mà còn phải có chi tiết thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, thức ăn gì nên ưu tiên, hạn chế. Điều này sẽ giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn cho bé một cách tốt hơn cũng như tạo cho bé thói quen ăn uống đúng giờ và khoa học.
Mẹ phải xác định thời điểm dừng bữa ăn đúng lúc
Mẹ nên quan tâm tới dấu hiệu khi bé đã no như ngậm miệng lại khi mẹ đưa muỗng đến gần hoặc quay mặt đi… Bé chỉ có những dấu hiệu này khi thực sự tập trung vào bữa ăn, chính vì thế khi cho bé ăn dặm mẹ nên tắt hết tivi, cất đồ chơi, để bé tập trung ăn uống hơn.
Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên và trong những giai đoạn sau đó là cho bé ngồi vào ghế ăn dặm và tập trung ăn uống.
Ngoài những dấu hiệu này mẹ cũng nên dừng việc ăn dặm cho bé nếu thấy những dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát ban.
Xác định đúng thời điểm nên dừng bữa ăn cho trẻ
Cho bé cảm nhận đúng hương vị của thực phẩm
Trong giai đoạn đầu bé đang tập làm quen với mùi vị của thực phẩm. Vì thế khi chế biến mẹ không nên nêm thêm mắm muối, đường hay bột ngọt. Điều này sẽ khiến mùi vị của thực phẩm không còn nguyên vẹn, thêm nữa các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn gia vị vì thận của bé trong giai đoạn này chưa phát triển hoàn thiện, việc cho thêm gia vị sẽ tạo gánh nặng cho bộ phận này.
Bé ăn dặm lần đầu có suôn sẻ hay không đều phụ thuộc vào mẹ. Do đó mẹ hãy chuẩn bị kiến thức và thực hiện một cách tốt nhất để giúp hành trình ăn dặm của bé thuận lợi nhất nhé.
Đọc thêm:
> Công thức ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi dễ nấu nhất
> Ăn dặm kiểu truyền thống: phương pháp chưa bao giờ là cũ