Trẻ bị viêm mũi họng cần phải chăm sóc đúng cách mới giúp con mau khỏi bệnh. Tuy nhiên có nhiều mẹ do không có kinh nghiệm nên đã mắc phải một số sai lầm không đáng có, và chính điều đó vô tình đã khiến bệnh của con càng nặng hơn.
Chỉ nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị viêm mũi họng
- Thực tế có rất nhiều bà mẹ có tâm lý lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức, tức là cứ thấy con có vấn đề nào là chỉ nghĩ đến việc mua thuốc cho con uống mà không tìm kiếm các giải pháp an toàn khác.
- Bạn nên biết rằng, thuốc kháng sinh chính là con dao hai lưỡi, ngoài tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh chúng cũng tiêu diệt cả các lợi khuẩn gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột từ đó gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.
- Chưa kể nếu dùng không đúng còn gây nhờn thuốc, kháng thuốc ảnh hưởng đến việc điểu trị sau này của bé vì thế các bác sỹ chuyên khoa thường khuyên bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc tây ngoài hoạt chất có tác dụng điều trị còn có hàm lượng tá dược cao, nếu mẹ tự tiện cho con dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ có thể ảnh hưởng hại tới hệ tiêu hoá của bé, làm tổn thương chức năng gan và thận, từ đó làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé về sau này.
Đặc biệt, các mẹ cũng không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mũi dành cho người lớn để dùng cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Bởi vì các bé nhỏ sẽ cần phải sử dụng hoạt chất có tác dụng điều trị với liều lượng và dạng bào chế thích hợp với độ tuổi và cân nặng của bé.Trước khi dùng thuốc cần cho bé đi khám, kiểm tra, sau đó bác sỹ sẽ chỉ định dùng thuốc gì, dùng như thế nào để mang lại hiệu quả nhất.
Không vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày cho bé
- Các chuyên gia y tế cho rằng vệ sinh mũi sạch sẽ cho con là cách giúp con mau khỏi bệnh nhất. Thậm chí có nhiều trường hợp bé bị viêm mũi dị ứng nếu mẹ thường xuyên rửa mũi sạch cho con hàng ngày với dung dịch nước muối sẽ giúp trị khỏi bệnh.
- Vệ sinh mũi không chỉ giúp làm sạch các dịch nhày trong mũi, tạo sự thông thoáng cho lỗ mũi, giúp bé dễ thở hơn mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Vì vậy chỉ cần rửa mũi 2-3 lần mỗi ngày là bé sẽ nhanh cải thiện tình trạng bệnh.
Vệ sinh mũi họng bằng muối sinh lý là cách giúp con mau khỏi bệnh nhất.
- Tuy nhiên nếu mẹ không rửa mũi cho con thì tình trạng ngạt mũi càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dịch mũi này còn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn. Tình trạng viêm cũng có thể nặng hơn và có khả năng vi khuẩn sẽ lây lan sang các bộ phận khác, từ đó gây ra viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc viêm phế quản cực kỳ nguy hiểm.
- Để đảm bảo an toàn, mẹ nên ra hiệu thuốc mua nước muối đã pha sẵn. Không nên tự ý pha bởi khi pha không đúng tỷ lệ sẽ không đạt được kết quả điều trị như mong muốn vì nếu pha loãng quá thì sẽ không đủ hàm lượng có tính sát khuẩn, còn nếu pha đặc quá có thể gây teo niêm mạc mũi của con.
Đọc thêm: Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Không tắm rửa khi bé bị viêm mũi họng
- Có lẽ đây là một trong những sai lầm mà nhiều bà mẹ mắc phải nhất hiện nay. Thông thường cứ thấy con ốm, có dấu hiệu sổ mũi hay bất cứ bệnh gì các mẹ đều kiêng không cho con chạm vào nước, không cho bé tắm vì sợ bệnh sẽ nặng hơn. Nhưng thực tế thì khác, các chuyên gia cho rằng ở trẻ tuyến mồ hôi đang phát triển mạnh nên nếu không tắm bé sẽ khó chịu, ngứa ngáy, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
- Do đó khi trẻ bị viêm mũi họng mẹ vẫn cần vệ sinh tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho con nếu vào mùa hè, còn mùa đông thì cách ngày tắm 1 ngày. Tuy nhiên khi tắm mẹ cần cho con tắm nước ấm, tắm ở trong phòng kín gió, tắm nhanh rồi lau khô người bé. Có thể cho thêm ít tinh dầu tràm hay gừng tỏi vào tắm cùng.
Nên tắm nước ấm cho trẻ để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
Tham khảo: Trẻ bị viêm mũi kéo dài phải làm sao?
Cho bé uống thuốc hạ sốt quá sớm
Khi bé bị viêm mũi họng có thể sẽ có hiện tượng sốt, tuy nhiên nhiều mẹ do không kiểm tra nhiệt độ cụ thể xem bé sốt bao nhiêu độ mà chỉ thấy con nóng là cho uống thuốc ngay. Điều này không tốt bởi thuốc hạ sốt chỉ dùng khi bé sốt cao trên 38,5 độ C.
Còn nếu như sốt mà dưới ngưỡng này thì không nên dùng thuốc ngay. Thay vào đó, để hạ sốt cho con thì mẹ nên dùng khăn ấm chườm vào trán, bẹn, nách và gan bàn chân tay là được. Như vậy bé sẽ tự hạ sốt mà không cần phải dùng thuốc.
Bài viết liên quan:
>>> Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì?
>>> Làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi?