Bệnh giời leo ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cách điều trị hiệu quả thế nào? Đây là những kiến thức mà cha mẹ cần nắm được để kiểm soát bệnh cho bé.
Bệnh giời leo ở trẻ em là gì?
Bệnh giời leo khá phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn còn mơ hồ chưa hiểu rõ về bệnh. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, nguyên nhân gây bệnh là do con “giời” bò lên da.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã bác bỏ điều này và cho biết bệnh giời leo là tên gọi dân gian của bệnh Zona do virút có tên Varicella Zoster gây nên, hoặc do acid photpho hữu cơ khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các loại côn trùng có độc tính như: kiến ba khoang, sâu ban miêu…
Bệnh giời leo ở trẻ em
Bệnh giời leo ở trẻ do virút Varicella Zoster gây nên
Dấu hiệu nhận biết
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh giời leo. Bệnh giời leo ở trẻ em thường xuất hiện ở những vùng da bên ngoài cơ thể như: bụng, tay, chân, cổ, vai, mặt, môi, lưng…
Giời leo có thể xuất hiện ở bụng, tay, chân, cổ, vai, mặt, môi, lưng…
Biểu hiện lâm sàng: Vùng da bị bệnh ban đầu xuất hiện cảm giác ngứa, nóng rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt dạng phỏng nước có màu đục nhạt sau chuyển sang màu đỏ nhạt. Dấu hiệu của bệnh có thể lan truyền rất nhanh sang các vùng da khác, khi các nốt giời leo bị vỡ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện sốt nhẹ từ 37-38 độ 5, bệnh kéo dài từ 10-15 ngày. Bệnh không có tính chất tái phát, chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời.
Cách điều trị bệnh giời leo ở trẻ em
Không nên đắp bột đậu xanh, lá cây lên vùng da bị giời leo của trẻ
Đối với trẻ em, để điều trị bệnh giời leo hiệu quả trước hết cần ngăn không cho bé cào gãi vào vùng da bị bệnh. Càng gãi những nốt mụn sẽ nhanh vỡ, lan rộng tới vùng da xung quanh, đồng thời sẽ khiến cho da bé dễ bị nhiễm trùng và nặng hơn.
Ngược lại, nếu không bị tác động, mụn nước sẽ đóng vảy và rụng đi một cách tự nhiên mà không để lại sẹo.
Trẻ bị giời leo cha mẹ có nên áp dụng phương pháp dân gian như đắp bột đậu xanh hay lá cây mướp ngọt? Theo các chuyên gia y tế, bệnh giời leo do virus gây nên, vì vậy áp dụng các phương pháp dân gian sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí còn có thể khiến tình trạng viêm tăng lên do các loại lá không có hoạt tính kháng viêm nhiều, chưa kể đến các loại lá còn không rõ nguồn gốc vô tình lại khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng các loại kem bôi, thuốc kháng sinh khi trẻ bị giời leo cũng không được khuyến khích. Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bệnh giời leo ở trẻ.
Nên đưa trẻ tới bác sĩ để được điều trị đúng cách
Vậy, cha mẹ nên làm gì?
+ Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ. Khi da bé xuất hiện những đám mụn nước, cha mẹ không nên dùng các loại sữa tắm, xà phòng có chứa hóa chất tẩy rửa, chất tạo mùi, tạo bọt… thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, điển hình là Bột tắm trẻ em Nhân Hưng.
+ Có thể chườm lạnh hoặc đắp gạc lạnh lên vùng da bị bệnh để trẻ thấy dễ chịu hơn.
+ Không nên cho trẻ ăn các món ăn có hàm lượng histamine cao như: hải sản, sữa, trứng… hay các thực phẩm chứa nhiều chất arginine có trong ngũ cốc đã qua xử lý, đồ uống có cồn và các món ăn nhiều dầu mỡ…
+ Tích cực bổ sung nước, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ như: rau má, khổ qua, bí xanh, hạt sen, nước cam…
Tìm hiểu thêm:
>>> Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế đơn giản tại nhà
>>> Trẻ bị côn trùng cắn bôi thuốc gì để không thâm sẹo?
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn