Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài mà không được xử lý sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ nguy hiểm tới sức khoẻ, thậm chí là gây ra trĩ hay nứt kẽ hậu môn. Chính vì vậy các mẹ cần phải chủ động nắm được một số dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh, qua đó có thể nhận biết sớm và kịp thời điều trị hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng hệ tiêu hoá ở trẻ sơ sinh còn non kém nên rất dễ gặp tình trạng rồi loạn tiêu hóa như bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Đặc biệt việc người mẹ có chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, lười ăn rau, lười uống nước…) cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Nếu để lâu bé sẽ chậm phát triển, còi cọc và thấp bé hơn so với các bé bình thường khác.
Táo bón có thể gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Khi bé bị táo bón mẹ có thể dễ dàng nhận ra thông qua một số biểu hiện cơ bản sau:
- Số lần đi ngoài của bé ít hơn so với bình thường. Mẹ cần biết trong giai đoạn sơ sinh số lần đi ngoài của trẻ ít nhất khoảng 4 lần/ ngày, bởi vì lúc này bé chủ yếu bú mẹ nên đương nhiên sẽ đi ngoài nhiều hơn so với các bé lớn tuổi. Tuy nhiên nếu như bé đi ngoài ít hơn hẳn, có khi 1-2 ngày mới đi, thậm chí vài ngày đi 1 lần thì tức là bị táo bón.
- Phân cứng và vón cục nhìn như phân dê: Đây là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh đặc trưng nhất mà các mẹ có thể nhận biết được. Khi trẻ bị táo bón thì phân thường rất cứng, sờ vào rắn, sẫm màu, nhìn như hòn bi hoặc giống phân dê. Vì thế chỉ cần thấy 1-2 ngày bé ra phân như thế thì chắc chắn bé bị táo bón.
- Bé phải dùng sức rặn khi đi ngoài: Với trường hợp không bị táo bón thì bé đi ngoài khá đơn giản, đôi khi có những bé sơ sinh đi ngoài mà mẹ không kiểm tra bỉm thì sẽ không biết. Nhưng với trẻ táo bón thì bé sẽ thấy khó chịu khi đi ngoài, thậm chí là bé quấy khóc và cạu cọ khi đi ngoài. Bên cạnh đó bé phải dùng sức để rặn phân cứng nên mặt sẽ đỏ ửng lên, bé gồng mình và siết chặt mông khi đi ngoài.
- Trẻ bị đầy bụng và khó tiêu: Đây cũng là một trong các biểu hiện trẻ bị táo bón mà mẹ cần hết sức lưu ý. Bởi vì khi bị táo bón bụng của trẻ có thể bị chướng và đầy do khí hay thức ăn không tiêu hóa hết. Bạn có thể dùng tay để sờ hay ấn nhẹ vào bụng bé sẽ thấy cứng hơn bình thường, đặc biệt trẻ cũng xì hơi nặng mùi hơn bình thường.
- Trẻ lười ăn và chậm lớn: táo bón kéo dài, bé không đi ngoài được nên bí bách trong bụng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong người, có cảm giác chán ăn và không muốn bú, thường xuyên quấy khóc liên tục. Nếu để lâu bé sẽ thiếu chất và dẫn tới suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển.
Như vậy có thể thấy rằng các dấu hiệu trẻ bị táo bón thường rất rõ nét và dễ nhận biết, vì vậy nếu nghi ngờ kèm theo con có những dấu hiệu trên thì mẹ cần kịp thời xử lý, tránh để lâu gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý giúp bé tiêu hóa tốt.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón
- Cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ cho phù hợp để cải thiện chất lượng sữa mẹ. Ví dụ như ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi để bổ sung chất xơ, uống nhiều nước lọc, không ăn các đồ ăn nóng, không dùng rượu bia…
- Với các bé uống sữa ngoài cần chọn đúng loại sữa có hàm lượng chất xơ hoà tan cao để giúp làm mềm cũng như tăng thể tích phân và làm tăng nhu động ruột, tăng co bóp để tống phân ra ngoài từ đó giúp giảm táo bón.
- Cho trẻ tắm nước ấm thường xuyên, cách này sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tạo cảm giác dễ chịu và hỗ trợ chữa táo bón tốt.
- Massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, massage vòng tròn quanh rốn 3-5 phút cho bé sau khoảng 1 tiếng cho bé bú.
- Nếu có dấu hiệu táo bón trên 1 tuần kèm theo gầy sút chán ăn thì mẹ cần đưa con tới ngay bệnh viện để khám và điều trị.
Đọc thêm:
>>> Bé bú mẹ bị táo bón phải làm sao?
>>> Trẻ ăn dặm bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị