Nhận biết viêm môi dị ứng và cách điều trị

Rất nhiều người gặp hiện tượng môi bị nổi sần, ngứa ngáy, đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm môi dị ứng. Người bệnh không chỉ cảm thấy mất tự tin mà còn ảnh hưởng trầm trọng tới sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh viêm môi dị ứng là gì?

Viêm môi dị ứng xảy ra khi lượng histamin được giải phóng khiến môi bị phù nề, ngứa rát, bong vảy và nứt nẻ. Không chỉ gây ra cảm giác đau đớn khó chịu mà bệnh còn khiến bạn mất tự tin, đau đớn, gây trở ngại trong cuộc sống. Thông thường nữ giới có nguy cơ bị viêm môi dị ứng cao hơn nam giới.

Viêm môi dị ứng khá phổ biến ở nữ giới.

Viêm môi dị ứng khá phổ biến ở nữ giới.

Có dấu hiệu này, bạn đã bị viêm môi dị ứng

Vùng da này rất nhạy cảm nên nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này, rất có thể bạn đang bị viêm môi dị ứng “tấn công”:

- Ngứa rát vùng môi dưới sau đó xuất hiện ở môi trên.

- Môi sưng phù, có các nốt mụn nhỏ li ti sần lên, quan sát kỹ bên trong thấy các bọng nước không có nhân.

- Môi khô nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng như hiện tượng khô môi vào mùa đông.

Các triệu chứng này xuất hiện từ bài tiếng đến vài ngày, có khi kéo dài vài tuần khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, môi tổn thương trầm trọng kém thẩm mỹ, vì vậy khi bị viêm môi dị ứng cần tìm phương án điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm môi dị ứng gây khô sần, bong tróc và xuất hiện mụn nước li ti trên môi.

Viêm môi dị ứng gây khô sần, bong tróc và xuất hiện mụn nước li ti trên môi.

Đọc thêm: Viêm da dị ứng thời tiết xử lý thế nào?

Nguyên nhân gây ra viêm môi dị ứng

Bờ môi rất nhạy cảm nên việc các tác nhân nguy hại “tấn công” gây viêm môi dị ứng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên có thể “khoanh vùng” lại một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm môi dị ứng phổ biến như:

Thay đổi thời tiết:

Đây là nguyên nhân khá phổ biến, đặc biệt khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh dẫn tới môi khô, nứt nẻ, xuất hiện các nốt sần và mẩn ngứa, một số trường hợp nặng hơn có thể gây sưng tấy. Việc liếm môi càng khiến tổn thương trầm trọng hơn nên bạn cần tránh thói quen này.

Dị ứng mỹ phẩm:

Nữ giới thường xuyên sử dụng son môi, bao gồm cả son dưỡng và son màu. Son môi có chứa nhiều phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản, đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến môi dễ bị dị ứng. Nếu trong son môi chứa chì sẽ gây ra hiện tượng khô và thâm môi, mất thẩm mỹ và khó điều trị.

Dùng son môi kém chất lượng có thể gây ra viêm môi dị ứng.

Dùng son môi kém chất lượng có thể gây ra viêm môi dị ứng.

Do sử dụng thuốc Tây:

Viêm môi dị ứng có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc Tây điều trị các bệnh lý lupus ban đỏ, viêm da dày sừng, liken… Ngoài ra, bệnh lý ngày còn xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, hút thuốc, sử dụng thức uống có cồn, thiếu nước hoặc ăn đồ cay nóng.

Xử lý tình trạng viêm môi dị ứng hiệu quả

Điều trị viêm môi dị ứng không quá khó nếu bạn biết áp dụng những cách này:

- Sử dụng son dưỡng môi có thành phần từ thiên nhiên, không hương liệu và chất bảo quản để tránh kích ứng.

- Hạn chế tối đa dùng son trong thời gian này để tránh các thành phần trong son khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn, nếu bắt buộc phải dùng thì ưu tiên các sản phẩm dạng thỏi, có nhiều dưỡng chất và màu nhạt.

- Tuyệt đối không gỡ lớp sừng bên ngoài môi, không bặm và liếm môi.

- Tham khảo dược sĩ khi dùng một số loại thuốc bôi chứa thành phần corticosteroid (mouthepaste, orrepaste…) giúp giảm sưng viêm, mẩn ngứa.

Một số kháng sinh đường uống dùng trong trường hợp này như thuốc kháng Histamin.

Dưỡng môi hàng ngày giúp ngừa viêm môi dị ứng hiệu quả.

Dưỡng môi hàng ngày giúp ngừa viêm môi dị ứng hiệu quả.

Với những trường hợp nặng, bạn nên nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm:

>>> Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

>>> Cách xử lý khi dị ứng hóa chất gây ngứa

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status