Nguyên nhân và cách xử lý bé bị đẹn lưỡi, nướu, miệng

Bé bị đẹn lưỡi, nướu và miệng còn gọi là bệnh nấm khoang miệng, nếu kéo dài sẽ khiến bé chịu nhiều đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của con. Việc nắm được nguyên nhân dẫn tới đẹn lưỡi ở trẻ sẽ giúp các mẹ chủ động xử lý một cách chính xác nhất, giúp bé mau chóng khỏi bệnh và sớm trở lại sinh hoạt bình thường. 

Nguyên nhân khiến bé bị đẹn lưỡi, nưới, miệng

Đẹn còn được gọi với nhiều cái tên quen thuốc khác như bệnh nấm lưỡi, nấm miệng, tưa lưỡi. Hiện tượng này rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính gây ra đẹn đó là do nấm men có tên là Candida gây ra. Bình thường loại nấm này vẫn ẩn trú trong khoang miệng nhưng số lượng ít, khi có cơ hội là chúng bùng phát rồi gây bệnh.

Sở dĩ nấm Candida này có cơ hội phát triển và sinh sôi là do các yếu tố sau:

- Do trẻ không được vệ sinh răng miệng tốt, thức ăn và sữa bám ở lợi và răng, lâu ngày sẽ khiến cho nấm có điều kiện sinh sôi lớn mạnh rồi gây bệnh.

- Do hệ miễn dịch của trẻ còn non kém, chưa hoàn thiện nên khó có thể chống lại sự tấn công của nấm. Hơn nữa nấm một khi đã có cơ hội chúng bùng phát nhanh chóng, dễ dàng khiến cho bé bị nấm miệng.

Bệnh đẹn ở trẻ do một loại nấm gây ra.

Bệnh đẹn ở trẻ do một loại nấm gây ra.

- Bé bị đẹn ở nướu, lưỡi và miệng cũng thường gặp ở những bé sinh non, sinh thiếu tháng. Bởi các bé sinh chưa đủ tháng này thường có sức đề kháng kém cộng thêm việc bé được nhận kháng thể từ người mẹ cũng ít hơn so với các bé sinh đủ tháng, do vậy mà các bé sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn, điển hình là bị đẹn.

- Các bé đang sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh, dùng kháng sinh kéo dài nhiều ngày sẽ dễ dàng gây rối loạn hệ vi khuẩn, khiến cho nấm trong miệng phát triển.

- Không chỉ vậy với các bé mà không may bị nấm bẹn nhưng mẹ lại không chăm sóc tốt cho con, tay bé chạm vào vùng bệnh rồi đưa tay lên miệng ngậm, điều đó đã vô tình làm lây lan nấm đến miệng và phát triển thành bệnh.

- Đẹn lưỡi ở trẻ em còn có thể là do lây lan từ người mẹ. Thường gặp nhất là do mẹ bị nấm Candida ở vùng kín, khi sinh con theo đường sinh thường nấm ở đây sẽ bám vào niêm mạc miệng của trẻ rồi cứ thế gây bệnh.

Cách xử lý khi bé bị nổi đẹn trong miệng, lưỡi và nướu

- Đầu tiên mẹ cần chú ý rà sạch miệng hàng ngày cho con. Theo đó mẹ dùng miếng gạc rơ lưỡi chuyên dành cho trẻ, đeo vào ngón tay, nhúng vào nước muối rồi rà sạch hết các vị trí trong khoang miệng. Nhưng nhớ không nên đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng bé bởi như vậy có thể khiến con bị nôn trớ.

- Trong quá trình rà miệng, cần phải rà sạch sẽ hết các vị trí như lưỡi, nướu, 2 bên má, bóc hết tất cả các mảng nấm bám trong khoang miệng của con để tránh nấm tràn lan.

- Sử dụng nước muối sinh lý có bán ở hiệu thuốc để rà miệng cũng như lau miệng cho con, lau nhẹ nhàng từ trong miệng ra ngoài. Thực hiện đều đặn mỗi ngày ít nhất 2-3 lần để làm sạch lưỡi và giúp con mau khỏi.

Mẹ nên vệ sinh vùng miệng hằng ngày cho trẻ.

Mẹ nên vệ sinh vùng miệng hằng ngày cho trẻ.

- Chú ý vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng tất cả các dụng cụ của bé sau khi dùng xong, nhất là bình ti sữa, thìa, bát hay cốc mà bé uống. Tránh làm lây nhiễm chéo.

- Bên cạnh đó mẹ cũng có thể lau lưỡi cho con bằng một số bài thuốc dân gian như dùng mật ong, lá trà xanh, rau ngót, cỏ nhọ nồi hoặc là lá hẹ… Dùng các loại lá đó rửa sạch, giã chắt lấy nước rồi rơ lưỡi cho bé.

Ngoài ra nếu bé bị đẹn lưỡi, nướu, miệng kéo dài nặng hơn, bé bỏ ăn và thường xuyên quấy khóc mẹ cần cho bé đến ngay bệnh viện để khám. Bác sỹ sẽ kiểm tra xác định bệnh và kê thuốc trị nấm phù hợp để giúp con mau chóng khỏi bệnh.

Bài viết liên quan:

>>> Cách xử lý hiệu quả khi trẻ bị mắc đẹn tang

>>> Trẻ sơ sinh bị đẹn là sao?

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21