Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là một trong số các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gặp. Nếu kéo dài có thể dẫn tới viêm phổi cùng hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, còi xương, tràn dịch màng phổi, truỵ tim… đe doạ đến tính mạng.
Các chuyên gia cho rằng viêm phế quản là tình trạng phế quản bị viêm, nhiễm trùng mà chủ yếu là do vi khuẩn và virus tấn công. Lúc này viêm nhiễm chưa lan xuống cuống phổi, nhưng nếu kéo dài nhiễm trùng sẽ xuống phổi và gây nhiều nguy hiểm. Bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên càng dễ mắc hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm phế quản xuất hiện ở trẻ nhỏ chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Do thời tiết: chính sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột nên khiến trẻ không kịp thích ứng. Chính vì thế bé sẽ phản ứng lại sự thay đổi đó bằng các biểu hiện của bệnh viêm phế quản.
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn và virus.
+ Do cơ địa bé: trẻ nhỏ là đối tượng cơ sức đề kháng kém hơn các lứa tuổi khác. Do vậy bé sẽ dễ dàng bị tấn công bởi các mầm bệnh bên ngoài.
+ Do vi khuẩn và virus: đây là thủ phạm trực tiếp gây ra bệnh. Vi khuẩn cùng với virus luôn tiềm ẩn ở mọi nơi, thậm chí chúng còn có sẵn ở trong cơ thể bé. Chỉ cần có cơ hội là chúng sẽ bùng phát và gây bệnh bất cứ lúc nào.
+ Do môi trường sống bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, phấn hoa, mùi hoá chất, khói thuốc lá… Nếu bé tiếp xúc nhiều sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh sinh sôi và gây bệnh.
+ Bên cạnh đó nếu trẻ mắc các bệnh như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng hạt hay viêm tai giữa… mà không được chữa sớm thì vi khuẩn sẽ lây lan xuống phế quản gây viêm.
+ Ngoài ra việc mẹ không giữ ấm cơ thể cho bé, khiến bé nhiễm lạnh cũng dẫn tới bệnh.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị viêm phế quản thường có những triệu chứng đặc trưng như sau:
+ Trẻ thường xuyên bị ho, ho kéo dài, ho nhiều vào ban đêm và lúc sáng sớm
+ Thân nhiệt trẻ tăng cao, bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao
Trẻ bị viêm phế quản thường ho kéo dài.
+ Trẻ chảy nhiều nước mũi, sổ mũi, liên tục hắt hơi, ngạt mũi
+ Bé khó thở, thở khò khè, cảm giác giống như bị mắc dị vật trong họng và mũi.
+ Bé chán ăn, thường bỏ bú, bỏ ăn hoặc ăn rất ít
+ Bé dễ bị nôn trớ, có khi đang ăn thì nôn hết ra, người mệt mỏi
+ Trường hợp bệnh nặng bé sẽ sốt cao, da xanh xao và nhợt nhạt, thậm chí là bị co giật, tim đập nhanh, ngủ li bì, quấy khóc…
Cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Nguyên tắc quan trọng trong quá trình điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ đó là phải giữ ấm cơ thể cho bé, loại bỏ đờm tạo sự thông thoáng cho đường phế quản, giúp trẻ thở dễ hơn.
Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé dùng thuốc chữa trị viêm phế quản khi chưa đi khám. Tốt nhất là nên cho bé đi khám, trường hợp trẻ sốt quá cao thì có thể sử dụng biện pháp hạ sốt trước rồi mới đi khám.
Uống nhiều nước hỗ trợ chữa viêm phế quản ở trẻ nhỏ.
Để chữa viêm phế quản ở trẻ nhỏ thì các mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp sau:
- Cho bé uống thật nhiều nước lọc ấm, như vậy sẽ giúp cải thiện nhanh các vấn đề tắc nghẽn ở đường hô hấp, bé sẽ dễ thở hơn. Đồng thời uống nước ấm cũng giúp làm loãng dịch đờm để đẩy ra ngoài dễ dàng và giúp hạ sốt tốt hơn.
- Vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé với nước muối sinh lý. Biện pháp này khá đơn giản mà có tác dụng tốt trong việc làm sạch đường hô hấp ở trẻ, tránh tiết dịch xuống họng.
- Nếu bé vẫn còn bú mẹ thì mẹ nhớ cho bé bú nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời cho bé ngủ nghỉ nhiều hơn, tránh bị mệt mỏi.
Bài viết liên quan:
>>> Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi chuẩn nhất
> Tư vấn cách điều trị viêm phổi ở trẻ em