Trẻ chảy máu cam về đêm khiến nhiều mẹ lo lắng, bởi nếu không xử lý tốt có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Để nắm được nguyên nhân bé hay chảy máu cam vào ban đêm cũng như cách xử lý hiệu quả nhất, mẹ nên tham khảo hướng dẫn ngay sau đây:
Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng chảy máu cam không phải là hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên nếu như chảy máu mũi vào ban ngày thì còn dễ nhận biết và xử trí. Còn một khi chảy máu ban đêm sẽ càng khó phát hiện và khiến mẹ hoang mang nhiều hơn. Do vậy mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng đó để có thể giải quyết triệt để, tránh xảy ra những lần sau đó.
Trẻ chảy máu cam về đêm sẽ gây thiếu máu.
Nguyên nhân bé bị chảy máu cam khi ngủ
Nếu bé liên tục bị chảy máu cam vào ban đêm thì có thể là do các nguyên nhân sau:
- Do trẻ bị khô mũi: hiện tượng này thường gặp vào mùa hanh khô, nhất là ban đêm xuống không khí khô khiến mũi của con bị khô. Khi mũi khô thì sẽ tạo ra các vết khô nẻ trong niêm mạc mũi, từ đó khiến cho các mao mạch ở trong mũi trở nên nhạy cảm và gây ra chảy máu ngay cả khi đang ngủ.
- Do mẹ bật điều hoà nhiệt độ quá thấp, thiếu độ ẩm khiến da và cả niêm mạc mũi khô. Trong khi hệ hô hấp của bé còn non kém, nếu mẹ cho con dùng điều hoà không đúng cách, vừa gây khô mũi mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp, là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam về đêm.
- Do bé ngoáy mũi: nhiều bé mặc dù đang ngủ nhưng khi bị ngứa mũi thường dùng tay để ngoáy cho bớt ngứa. Đặc biệt là khi móng tay của con dài, sắc sẽ làm tổn thương các mạch máu ở mũi rồi dẫn tới chảy máu cam.
- Do trẻ bị thiếu vitamin C: những bé bị thiếu vitamin C thì sức đề kháng thường rất kém, cộng thêm thành mạch máu cũng yếu và kém hơn so với các bé khác. Do đó chỉ cần thời tiết khô hay tác động nhỏ tới mũi là có thể làm mũi chảy máu.
- Bên cạnh đó trẻ hay bị chảy máu cam về đêm cũng có thể là do đang mắc các bệnh lý về máu, bị viêm mũi xong mãn tính, viêm mũi dị ứng… gây ra.
Trẻ chảy máu cam về đêm mẹ cần làm gì?
- Khi thấy con chảy máu về đêm mẹ cần phải cho bé ngồi thẳng dậy hoặc ngồi vào lòng mẹ, tuyệt đối không nên nằm bởi máu có thể chảy ngược vào gây tắc thở.
- Mẹ cho đầu con ngả về phía trước một chút, dùng 2 ngón tay để bóp chặt cánh mũi của con tầm 5-10 phút, để bé thở bằng miệng, giữ nguyên tư thế đó liên tục không được bỏ ra. Như vậy sẽ giúp cho máu có thời gian đông lại và ngừng chảy.
- Mẹ có thể dùng 1 viên đá nhỏ hoặc là khăn mát để chườm lên gốc mũi và má của bé. Khi gặp nhiệt độ lạnh thì các mạch máu này sẽ tự co lại rồi ngăn chảy máu.
- Sau đó mẹ bỏ tay ra, lau sạch mũi cho con, để bé nằm xuống nghỉ ngơi một chỗ, không được vận động mạnh hoặc đi lại.
Thoa kem dưỡng ẩm cho bé để tránh khô mũi.
Đọc thêm: Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu mũi 1 bên
- Với những bé bị chảy máu cam khi ngủ thường xuyên thì mẹ nhớ phải vệ sinh và làm ấm mũi của con trước khi đi ngủ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Như thế sẽ giúp làm ẩm, làm ấm niêm mạc mũi và tránh gây chảy máu.
- Vào những ngày mùa đông hay hanh khô mẹ nên dùng máy làm ấm hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng cho trẻ khi ngủ, nhờ đó bé sẽ không bị chảy máu cam về đêm nữa.
- Mẹ cũng có thể xoa nhẹ một lớp kem dưỡng ẩm vào trong mũi của con để cân bằng độ ẩm trong mũi, tránh khô và nứt mũi, giảm nguy cơ chảy máu mũi khi ngủ.
- Bổ sung đầy đủ vitamin C, vitamin K, sắt và kali để tăng cường sức đề kháng cho bé
Ngoài ra nếu như bé mà có thêm các biểu hiện như người mệt mỏi, tái nhợt, sốt, khó thở thì hãy cho con đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Bài viết liên quan:
>>> Cách xử lý trẻ bị chảy máu cam hiệu quả nhất