Trẻ bị viêm tiểu phế quản nếu không được chăm sóc tốt sẽ rất nguy hiểm. Bệnh có thể gây khó thở, suy hô hấp và ngưng tim ngưng thở, đe doạ đến tính mạng của bé.
Bệnh viêm tiểu phế quản là bệnh xảy ra do nhiễm trùng các tiểu phế quản, từ đó khiến tiểu phế quản bị sưng và viêm. Từ đó làm tăng chất nhầy trong phế quản, không khí rất khó lưu thông vào cũng như ra khỏi phổi.
Nguyên nhân bé bị viêm tiểu phế quản
Thủ phạm chính gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ đó là do virus lây nhiễm vào trong tiểu phế quản. Điển hình nhất là virus hợp bào Respiratory Syncytial Virus (RSV) gây ra. RSV vốn là một loại virus có thể lây nhiễm ở mọi đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi. Virus RSV thường bùng phát thành dịch vào mỗi mùa đông.
Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản do vi khuẩn hoặc virut.
Bên cạnh đó bệnh viêm phế quản có thể gây ra bởi một số loại virus khác, như virus cúm hoặc do cảm lạnh thông thường. Đặc biệt bé cũng có thể được tái nhiễm RSV.
Viêm tiểu phế quản cũng dễ bắt gặp ở trẻ sơ sinh hơn, nhất là các bé dưới 3 tháng tuổi là có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản cao nhất bởi phổi cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ lúc này chưa phát triển đầy đủ và dễ mắc bệnh hơn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản như:
+ Do bé bị sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu ngày
+ Trẻ có hệ miễn dịch kém
+ Trẻ có bệnh tim hoặc là các bệnh phổi tiềm ẩn
+ Do môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá
+ Do bé không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu
+ Do bé bị lây nhiễm từ người khác khi đi học hoặc ở nơi đông người
Đọc thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tiểu phế quản
Bé bị viêm tiểu phế quản thường có biểu hiện như:
+ Sổ mũi, chảy nước mũi liên tục
+ Bị nghẹt mũi, ngạt mũi, thở khò khè và phải thở bằng miệng
+ Trẻ bị ho kéo dài, có khi ho có đờm
Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường sốt, ho và nghẹt mũi.
+ Bị sốt nhẹ, cũng có trường hợp không sốt nhưng đa phần là sốt
+ Thường xuyên quấy khóc, ăn kém, khó ngủ, hay cựa quậy lúc ban đêm
+ Dễ bị nôn trớ, thường có cảm giác buồn nôn, nôn sau khi ăn
+ Khi bệnh nặng, bé sẽ có biểu hiện thở nhanh, thở dốc, hõm lồng ngực, da tím tái…
Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Hầu hết các trường hợp trẻ em bị viêm tiểu phế quản thường được chăm sóc và điều trị tại nhà, chỉ tầm 2-3 tuần là khỏi hẳn nếu như được chăm sóc tốt.
Cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé tự ý dùng thuốc kháng sinh bởi thuốc kháng sinh có nhiều loại, với mỗi tình trạng bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Việc tự ý sử dụng thuốc, lạm dùng thuốc dùng không đúng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con khiến tình trạng bệnh của con nặng hơn
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý các biện pháp chăm sóc sau đây:
+ Hạ sốt cho trẻ kịp thời, nếu bé sốt cao cần uống thuốc hạ sốt. Còn nếu sốt nhẹ có thể dùng khăn ấm để chườm lên nách, bẹn, trán giúp con mau khỏi
+ Cho bé uống nhiều nước lọc và nước hoa quả tươi, có thể bổ sung nước oresol để bù nước, điện giải và hạ sốt tốt hơn.
+ Tăng cường cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng sức để kháng, chống lại bệnh tật
+ Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho bé, ngày vệ sinh 3-4 lần. Nếu dịch mũi đặc, không thở được cần phải hút mũi cho con.
Bé bị viêm tiểu phế quản cần được bú sữa mẹ nhiều hơn.
+ Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, không quấn bé quá kỹ
+ Đảm bảo cơ thể bé đủ ấm, hạn chế nằm điều hoà, không tiếp xúc khí lạnh
+ Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản mẹ vẫn có thể cho bé tắm nhưng nhớ là tắm với nước ấm, tắm nhanh, tắm trong phòng kín gió
+ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển khoẻ mạnh.
Bài viết liên quan:
>>> Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi hẳn?