Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón và cách điều trị

Trẻ em trong giai đoạn ăn dặm thường rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hoá, nhất là bị táo bón. Điều này khiến nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy hoang mang lo sợ. Vậy tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón?

Trẻ bị táo bón thì số lần đi ngoài (đại tiện) sẽ giảm đi rõ rệt, có khi vài ngày mới đi một lần. Đặc biệt mỗi lần đại tiện bé phải dùng sức để rặn, mặt cau có khó chịu, khiến bé quấy khóc. Thêm vào đó phân thường đóng cục, cứng và rắn, nhìn như phân dê hoặc lớn hơn 1 chút, hơn nữa trên phân còn có thể dính thêm máu.

Nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón

- Thứ nhất là do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm. Trong giai đoạn sơ sinh thì chức năng tiêu hoá của trẻ còn kém, bé dễ dàng hấp thu nhất là các thành phần có trong sữa mẹ. Thậm chí ngay cả khi bé phải sử dụng sữa công thức việc mẹ chọn loại sữa không phù hợp cũng khiến bé bị rối loạn tiêu hoá.

Do đó nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm, sự thay đổi đột ngột trong thực đơn sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ làm việc nhiều hơn, có nhiều chất mà dạ dày chưa tiêu hoá được nên mới dẫn tới táo bón.

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm còn có thể khiến cho bé mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa không đáng có ở trẻ. Để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh mẹ nên cho bé ăn dặm sau khi bé tròn 6 tháng tuổi, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm này hệ tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh hơn và có thể tiêu hóa được những thành phần dĩnh dưỡng tù nguồn thực phầm không phải từ sữa mẹ.

Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi.

Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi.

- Thứ hai là do thực đơn ăn dặm của bé không khoa học. Cụ thể mẹ cho bé ăn quá nhiều các đồ dầu mỡ, đồ gây nóng trong người, ít hoặc là không có chất xơ. Vì thế lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng tới tiêu hoá, khiến trẻ bị táo bón, khó tiêu và đầy bụng.

- Thứ 3, bé 7 tháng ăn dặm bị táo bón có thể do mẹ lựa chọn chế độ ăn dặm cho bé không phù hợp. Mẹ cho bé ăn với thực đơn không cân đối các nhóm thực phẩm bổ sung đạm, tinh bột, chất xơ. Thực đơn của bé quá nhiều đạm, chất bột đường ít rau xanh, củ quả cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. 

- Thứ tư là do hệ tiêu hóa của bé không thể dung nạp được đường lactose có trong sữa. Để có thể tiêu hoá được đường lactose thì dạ dày cần tiết ra một loại enzym đặc biệt, nhưng với bé không dung nạp đường này thì lượng enzym tiết ra ít, không đủ để tiêu hoá, vì thế chúng sẽ kết hợp với vi khuẩn sinh ra khí và dẫn tới táo bón.

- Bé 5 tháng ăn dặm bị táo bón có thể là do ăn dặm sớm hoặc do thành phần sữa công thức mà bé đang dùng có quá nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít chất xơ, hoặc nhiều loại sữa có hàm lượng đạm bị biến tính cao, không phải đạm tự nhiên nên khi vào dạ dày trẻ sẽ rất khí tiêu hóa hoặc không gây tiêu hóa được. Đây chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

Chế độ ăn dặm hợp lý giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định.

Chế độ ăn dặm hợp lý giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định.

- Việc cho con uống quá nhiều nước trái cây cũng là lý do gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ và có thể gây táo bón mà ít mẹ biết. Không phải cứ ăn nhiều trái cây là tốt, mẹ cần biết cách chọn lọc cho bé ăn các trái cây mềm và giàu chất xơ, tránh ăn các loại trái cây có nhiều acid…

- Ngoài ra trẻ ăn dặm bị táo bón có thể là do mẹ cho bé ăn quá nhiều với lượng lớn. Khi bé đang tập ăn dặm thì mẹ chỉ cho con ăn với lượng vừa phải, ăn ít một, không nên ép bé ăn nhiều. Bởi lúc này hệ tiêu hoá còn yếu nên nếu ăn quá nhiều sẽ không thể tiêu hoá hết được, từ đó gây đầy bụng và táo bón.

Tóm tắt nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón:

  1. Do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm
  2. Do thực phẩm ăn dặm của bé không khoa học
  3. Do mẹ lựa chọn chế độ ăn dặm cho bé không phù hợp khi mẹ mới tập ăn dặm
  4. Do hệ tiêu hóa của bé không thể dung nạp được đường lactose có trong sữa

Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

- Đầu tiên, hãy điều chỉnh thực đơn ăn dặm cho bé, bổ sung nhiều rau và chất xơ, tinh bột và vitamin, hạn chế ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo.

- Cho bé sử dụng sữa công thức có tính mát, giàu chất xơ, có chứa các chất dinh dưỡng giống với sữa mẹ để giúp cho hệ tiêu hóa của bé được hấp thu tốt hơn.

- Cho bé uống thêm nước: khi bé đã đến tuổi ăn dặm bé cần uống thêm nước để có thể dễ dàng hấp thu thành phần dinh dưỡng từ thức ăn giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

- Cho bé uống thêm men vi sinh để bổ sung các loại khuẩn có lợi cho đường ruột và giúp cho hấp thụ chất dinh dưỡng của bé tốt hơn.

- Ngoài ra mẹ có thể massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột giúp bé hạn chế bị đầy bụng chướng hơi, dễ dàng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và tránh cho bé bị táo bón.

Đọc thêm:

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

>> Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn

>>> Những lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status