Tiêu chảy là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và hầu như bé nào cũng ít nhất mắc phải một lần. Tuy nhiên nếu tiêu chảy sốt cao thì đây lại là dấu hiệu bất thường. Nếu mẹ không chăm sóc bé tốt và xử lý đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con. Do đó để biết cách đối phó khi con bị tiêu chảy và sốt, mẹ nên tham khảo gợi ý sau.
Nguyên nhân gây sốt tiêu chảy ở trẻ em
Các chuyên gia y tế cho rằng trẻ bị tiêu chảy kèm theo cả hiện tượng sốt thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bé đang bị tiêu chảy cấp. Nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy cấp rất đa dạng, có thể là do bé ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn hoặc đồ ăn có chứa độc tố của vi khuẩn, thức ăn bảo quản không kỹ gây nhiễm khuẩn, thức ăn ôi thiu hoặc chưa chế biến kỹ.
Một khi vi khuẩn xâm nhập được vào trong đường ruột thì chúng sẽ mau chóng sinh sôi nảy nở, phát triển, sản sinh ra độc tố và làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc này vi khuẩn có hại sẽ lấn át vi khuẩn có lợi, tạo ra độc tố và gây nên tình trạng tiêu chảy.
Trẻ sốt và tiêu chảy là do bị tiêu chảy cấp.
Trẻ bị tiêu chảy sốt thường có triệu chứng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước, kèm theo mùi hôi tanh do có một lượng poo poo nhiều hơn. Đồng thời bé còn có biểu hiện đau bụng, mệt mỏi, sốt, quấy khóc, buồn nôn và nôn mửa…
Tiêu chảy kèm sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh tật. Bởi lúc này vi khuẩn đang lộng hành gây viêm nhiễm nên cơ thể sẽ gia tăng nhiệt độ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, dẫn tới sốt. Tuỳ từng trường hợp có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ.
Trẻ bị tiêu chảy sốt nếu như được chăm sóc đúng cách thì bé có thể khỏi trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên nếu như mẹ không biết cách chăm sóc và vệ sinh tốt cho con thì bệnh sẽ nặng và gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy và sốt?
- Việc đầu tiên mà mẹ nên làm khi trẻ bị tiêu chảy sốt đó là phải hạ sốt sớm cho bé. Trường hợp bé sốt cao và đau nhiều thì mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt. Cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau phù hợp, an toàn.
- Tăng cường cho bé uống thật nhiều nước để giúp bù nước, tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy và sốt. Nếu bé uống được nước hoa quả như nước cam thì càng tốt.
- Đối với trẻ đang bú mẹ mà bị tiêu chảy và sốt thì hãy cho bú sữa mẹ thật nhiều để giúp bổ sung kháng thể tự nhiên, tăng cường sức đề kháng giúp bé chống chọi với bệnh.
- Để đối phó với tình trạng sốt tiêu chảy ở trẻ em thì mẹ có thể cho bé uống oresol. Cách này vừa hỗ trợ hạ sốt mà còn giúp bù nước, điện giải, phòng tránh mất nước cực kỳ tốt. Mẹ nhớ cho con uống từ từ, pha loãng dung dịch theo đúng hướng dẫn.
- Tuyệt đối không cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào, kể cả là thuốc cầm tiêu chảy bởi vì lúc này bé cần đang thải hết vi khuẩn và các chất độc ra ngoài. Nếu tự ý dùng thuốc không những không khỏi mà còn nguy hại thêm.
Cho bé uống nhiều nước để hạ sốt và bù nước do tiêu chảy.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé, ưu tiên ăn thịt nạc, thịt bò, thịt gà, rau củ quả để cung cấp dưỡng chất giúp con khoẻ mạnh. Lúc này bé ăn kém thì mẹ nên nấu cháo loãng với thịt và củ quả xay nhuyễn để con dễ ăn, dễ tiêu hoá hơn.
- Bên cạnh đó mẹ cũng có thể bổ sung men tiêu hoá cho bé nhằm cung cấp vi khuẩn có lợi, ổn định đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.
Ngoài ra nếu như tình trạng tiêu chảy sốt ở trẻ mà kéo dài, bé đau nhiều, có biểu hiện đi ngoài ra máu, sốt cao kéo dài…Thì tốt nhất mẹ phải cho bé đến ngay bệnh viện để bác sỹ kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị tích cực nhất, giúp bé sớm khỏi bệnh.
Đọc thêm: