Nguyên nhân bé mới mọc răng đã bị sún và cách khắc phục

Rất nhiều ông bố bà mẹ tỏ ra lo lắng bởi bé mới mọc răng đã bị sún. Vậy tình trạng sún răng này ở trẻ có sao không? Nguyên nhân tại sao bé mới mọc răng nhưng lại bị sún?

Các chuyên gia cho rằng sún răng ở trẻ còn được gọi là sâu răng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Cụ thể theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia ở Việt Nam hiện nay có tới hơn 80% trẻ nhỏ bị sâu răng sữa, thậm chí tỷ lệ bé bị sâu từ 6 chiếc răng trở lên là rất lớn.

Nguyên nhân bé mới mọc răng đã bị sún

Mẹ nên biết rằng bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi con sẽ bắt đầu mọc răng và đến trước 3 tuổi là con sẽ mọc xong 20 chiếc răng sữa. Những chiếc răng sữa này sẽ đồng hành với bé ít nhất cho tới khi 5-6 tuổi và đến khi 12 tuổi mới thay hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn. 

Bé mới mọc răng đã bị sún do thiếu canxi hoặc ăn nhiều đồ ngọt.

Bé mới mọc răng đã bị sún do thiếu canxi hoặc ăn nhiều đồ ngọt.

Vì thế nếu bé bị sún răng sớm rất có thể là do các nguyên nhân sau đây:

- Do răng sữa mọc sớm nên rất dễ bị bào mòn, các bé càng mọc sớm thì càng dễ sún.

- Do lớp men răng cũng như lớp ngà răng của răng sữa trẻ tương đối mỏng, kèm theo đó là độ canxi hóa thấp nên bé càng dễ bị sâu răng. Đặc biệt hơn một khi răng sữa bị sâu thì mức độ sâu răng sẽ tiến triển rất nhanh.

- Do mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo ngọt, nước uống ngọt. Tất cả các thức ăn mà có hàm lượng đường cao thì tính bám dính mạnh, vì thế mà dễ lên men dẫn tới sinh acid khiến cho con càng dễ bị sâu răng.

- Do mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé, không chăm sóc răng đúng cách, nhất là sau mỗi khi bé ăn xong. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây sâu răng cho trẻ.

- Do trong quá trình mang thai mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Doxycyclin hoặc Tetracycline nên sẽ khiến cho răng bé phát triển không tốt, men răng kém và độ cứng không cao, khiến răng bé dễ bị tổn thương, bị sứt mẻ và sâu.

- Do trẻ bị thiếu canxi và vitamin D, đây là các chất cần thiết giúp phát triển răng, giúp răng chắc khoẻ. Vì thế nếu không may bị thiếu canxi sẽ khiển răng yếu, dễ bị sâu hơn.

- Do bé mắc bệnh vàng da cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến men răng; 

- Nếu mẹ cho con uống các loại thuốc có chứa sắt dạng siro hoặc là uống các đồ uống có ga thường xuyên cũng gây hỏng răng.

Xem thêm: Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc phải làm sao?

Mẹ phải làm sao khi bé mới mọc răng đã bị sún?

Răng sữa là răng rất quan trọng, chính vì thế nếu như răng sữa mà không may bị sâu thì mẹ cần cho bé đi chữa hoặc trám để giữ lại răng và chờ cho tới khi nào răng vĩnh viễn mọc lên được thì mới đem nhổ bỏ. Không nên nhổ bỏ quá sớm sẽ gây hại cho bé.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé để bảo vệ da.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé để bảo vệ da.

Đọc thêm: Răng sữa bị sâu có nên hàn không?

Cũng giống như ở người lớn, nếu như bị thiếu răng bé sẽ ăn uống không tốt, lâu dần làm ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa.

Thêm vào đó răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển, mỗi khi bé nhai hay cắn thức ăn sẽ có tác dụng kích thích xương hàm phát triển, do đó nếu răng hỏng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng. 

Tốt nhất mẹ hãy cho bé đi khám răng định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bác sỹ sẽ có chỉ định chăm sóc răng miệng tốt hơn cho bé. 

Đồng thời mẹ cũng nên chú ý một số biện pháp sau đây:

- Tránh cho bé ăn nhiều đồ ăn ngọt, sau khi ăn xong cần phải xúc miệng 

- Đánh răng hàng ngày để loại bỏ các vi khuẩn gây sâu răng

- Dùng rơ gạc và nước muối sinh lý để lau sạch lợi răng cho bé

- Bổ sung canxi và vitamin D để giúp răng bé chắc khoẻ hơn

- Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không tốt cho răng

Bài đọc thêm:

>>> Tại sao răng sữa không rụng?

>>> Răng sữa có bao nhiêu cái?

>>> Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ được?

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21