Một trong những loại lá đầy “quyền lực” được cha mẹ sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh ngoài da cho bé chính là lá trầu không. Vậy, tắm lá trầu không cho bé sơ sinh có tác dụng gì mà các bậc phụ huynh tin dùng đến vậy? Dưới đây là 3 công dụng “thần thánh” của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh mà cha mẹ không nên bỏ qua.
Khám phá công dụng của lá trầu không
Người Việt có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” để nói về sự gần gũi của lá trầu với đời sống hàng ngày. Ngoài tác dụng kết nối mọi người với nhau, lá trầu không còn được y học chứng minh đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh.
Lá trầu không có rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100g lá trầu có chứa tới 2,4% tinh dầu. Các nguyên tố vi lượng trong lá có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn… đồng thời giúp kháng nấm mạnh.
Do đó, lá trầu được ứng dụng rộng rãi trong điều trị đầy hơi, khó tiêu, giảm đau nhức răng, làm sạch lỗ chân lông, trị mụn trứng cá, giảm đau khớp, đau họng…
Bên cạnh đó, tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh đã trở thành “cứu cánh” giúp cha mẹ điều trị các bệnh ngoài da cho bé như hăm tã, rôm sảy, chàm sữa…
Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh
Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, non nớt và dễ mắc các bệnh ngoài da khó chịu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị vì thế cũng rất khó khăn bởi đa số các sản phẩm tây y hiện nay đều có chứa hóa chất, corticoid gây kích ứng, nhiễm trùng da bé.
Tuy nhiên, lá trầu không đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm này. Vậy, tắm lá trầu không có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Tắm lá trầu không trị chàm sữa
Nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh nên lá trầu không có khả năng điều trị chàm sữa cho bé rất hiệu quả.
Lá trầu không trị chàm sữa cho bé rất hiệu quả
Để thực hiện, cha mẹ lấy khoảng 2-3 lá trầu cho nồi nước và đun sôi khoảng 15-20 phút. Sau đó mẹ lấy nước lá trầu pha với nước dùng để tắm cho bé, bã trầu có thể dùng để chà nhẹ lên vùng da bị chàm của bé để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Bên cạnh nấu nước tắm, mẹ có thể vò nát lá trầu hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước thoa lên vùng da bị chàm của bé cũng rất tốt.
Tắm lá trầu không trị hăm tã
Hăm tã là bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phần lớn nguyên nhân đến từ thói quen đóng tã/bỉm thường xuyên cho bé của cha mẹ. Hăm tã khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu và đau rát, nếu mẹ kiên trì tắm lá trầu không cho bé sẽ nhanh chóng khắc phục được điều này.
Để thực hiện, mẹ lấy 3-4 lá trầu không còn xanh mướt, không bị dập úa, rửa sạch với nước muối loãng và đun sôi 15-20 phút.
Tắm lá trầu không trị hăm tã cho bé trong 3-4 ngày
Khi lá trầu không tiết ra tinh dầu, mẹ dùng nước này lau rửa sạch sẽ vùng da bị hăm của con. Thực hiện liên tục trong 3-4 ngày tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ sẽ giảm rõ rệt.
Tắm lá trầu không trị rôm sảy
Rôm sảy ở trẻ thường bùng phát mạnh vào mùa hè, để trị rôm sảy cho bé mẹ dùng lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi đun sôi với 1-1,5 lít nước để cho tinh dầu trong lá tiết ra.
Sau đó mẹ dùng nước lá trầu không tắm liên tục cho bé hàng ngày cho tới khi khỏi hẳn thì ngừng.
Lá trầu không có tác dụng trị rôm sảy cho bé
Không thể phủ nhận phương pháp tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh giúp điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da thường gặp ở bé. Tuy nhiên, với những trẻ có làn da nhạy cảm hiện tượng kích ứng có thể xảy ra, lúc này cha mẹ cần ngưng dùng lá trầu không và đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể thay thế lá trầu không bằng cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên để điều trị các bệnh ngoài da (chàm sữa, rôm sảy, hăm tã, mụn nhọt, mẩn ngứa…) cho bé, giúp đem lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm sưng đỏ chỉ sau 2-3 ngày sử dụng.
Tham khảo:
>>> Viêm da cơ địa tắm lá gì cho trẻ mau khỏi?
>>> Tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh có tốt không?
>>> Trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không an toàn tại nhà