Mụn nước ở kẽ ngón tay là bệnh gì?

Mụn nước ở kẽ ngón tay có thể mọc 2-3 lần, thậm chí nhiều lần trong năm khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Mụn nước ở kẽ ngón tay cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ngoài da cần phải chú ý và đề phòng.

Thủ phạm gây ra mụn nước ở kẽ ngón tay

Không ít người từng khổ sở chịu trận với tình trạng mụn nước ở kẽ tay tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, phiền lòng, mụn nước ở kẽ tay còn có thể lây lan, gây nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, mụn nước ở kẽ ngón tay còn rất lì lợm, cứng đầu nên không dễ dàng “chế ngự”.

Mụn nước ở kẽ ngón tay rất phổ biến

Mụn nước ở kẽ ngón tay rất phổ biến

Bàn về tình trạng mụn nước ở kẽ tay, các chuyên gia da liễu cho rằng, mụn nước ở kẽ ngón tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về da phổ biến mà rất nhiều người có thể mắc phải đó có thể là người già, trung niên, thanh thiếu nhiên và thậm chí là trẻ nhỏ. Trong đó, mụn nước ở kẽ tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

* Bệnh ghẻ:

- Thường phát sinh mạnh mẽ vào mùa xuân và mùa hè trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sống ẩm ướt, vệ sinh không sạch sẽ. Thủ phạm gây bệnh ghẻ là ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei hay còn gọi là con mạt ngứa (Itch mite).

Ký sinh trùng này có kích thước từ 0.3 - 0.5 mm, sau khi xâm nhập qua đường biểu bì da, chúng liên tục đào hầm và đẻ trứng. Nhìn chung, chu kỳ đẻ trứng - ấp trứng – trưởng thành – đào hang và chết của ký sinh trùng gây ra bệnh ghẻ thường kéo dài 2-3 tháng. Khi bị bệnh ghẻ, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:

- Giai đoạn đầu: Người bệnh chưa có triệu chứng ngứa mặc dù có tổn thương ghẻ trên da.

Mụn nước có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Mụn nước có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Đọc thêm: Trẻ bị nổi mụn nước khắp người là bị bệnh gì?

- Giai đoạn sau: Xuất hiện mụn nước ở kẽ ngón tay cũng như các bộ phận khác trên cơ thể như nếp gấp bàn tay, vùng thắt lưng, nách, cạp quần, đùi bẹn, bộ phận sinh dục, núm vú. Đặc biệt, bệnh thường gây ngứa nhiều về đêm hoặc tăng ngứa khi thời tiết nắng nóng, lao động nhiều và hoạt động thể thao với cường độ mạnh.

Bệnh ghẻ chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với người bệnh, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm thậm chí còn lây truyền qua đường tình dục. Do đó, khi phát hiện mắc bệnh ghẻ cần tìm cách khắc phục kịp thời, tránh để lây lan rộng, tái phát nhiều lần không tốt cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

* Bệnh tổ đỉa: 

- Là bệnh ngoài da khá phổ biến khi người bệnh tiếp xúc nhiều với nước bẩn, hóa chất hay chất tẩy rửa. Tổ đỉa có những biểu hiện như sau:

- Giai đoạn đầu: Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gãi sẽ xuất hiện những mảng da đỏ, hơi cộm lên, quan sát kỹ sẽ thấy những nốt lấm tấm như hạt kê trên lớp da biểu bì sâu dưới da. 

Chớ chủ quan với bệnh tổ đỉa

Chớ chủ quan với bệnh tổ đỉa

- Giai đoạn giữa: Mụn nước bắt đầu to hơn, nhiều hơn, mọc dầy đặc sát nhau, những nốt mụn này chồng lên nhau hết lớp này đến lớp khác. Mụn nước có thể mọc ở kẽ các ngón tay, bàn tay hoặc nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

- Giai đoạn nghiêm trọng: Mụn nước ở kẽ tay và ở các bộ phận khác trên cơ thể bắt đầu vỡ ra, chảy dịch mưng mủ, viêm nhiễm da, lây lan sang các vùng da lành bệnh khiến chúng trở nên xẫm màu, bề ngoài xù xì, thô ráp và ngứa dai dẳng.

Cách chăm sóc và điều trị mụn nước ở kẽ tay

Khi bị mụn nước ở kẽ ngón tay để xác định là bị bệnh ghẻ hay tổ đỉa người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tùy từng mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ có đơn thuốc phù hợp.

* Cách chữa bệnh ghẻ: 

- Người bệnh ghẻ thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như D.E.P, Benzyl benzoate, Eurax… đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc da phù hợp nhằm loại bỏ sớm mầm bệnh như không cào cấu, gãi, chà sát khiến các mụn nước ở kẽ ngón tay vỡ ra, lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác.

Người bệnh ghẻ nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da

Người bệnh ghẻ nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da

- Người mắc bệnh ghẻ nên sử dụng đồ đạc cá nhân riêng, tránh sử dụng chăn màn, quần áo, khăn mặt với người lành để không lây nhiễm bệnh. Nên thường xuyên giặt, phơi chăn, gối ra ngoài ánh nắng mặt trời để diệt vi khuẩn.

- Người mắc bệnh ghẻ cũng nên hạn chế tối đa tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, tẩy rửa vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng, dai dẳng, khó chữa hơn.

* Cách điều trị bệnh tổ đỉa:

- Khi mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da giúp tiêu sừng, làm dịu da khi đang có tổn thương đồng thời kết hợp thêm các loại thuốc có khả năng giữ ẩm, làm mềm da, giúp tái tạo phục hồi tế bào da.

Thuốc bôi ngoài da cũng là giải pháp giúp loại bỏ bệnh tổ đỉa

Thuốc bôi ngoài da cũng là giải pháp giúp loại bỏ bệnh tổ đỉa

- Người mắc bệnh tổ đỉa cũng nên hạn chế tiếp xúc với các các vật dụng bằng chất liệu cao su, da, nhựa có màu đồng thời cũng nên hạn chế tối đa tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa, hóa chất. Thay vào đó nên dùng sản phẩm dành cho trẻ em, được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính với mọi loại da.

- Người mắc bệnh tổ đỉa cũng nên tránh ăn các thức ăn dễ gây dị ứng hoặc gây ngứa cho da như trứng, thịt bò, hải sản…

Tổ đĩa khá cứng đầu bởi vậy để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh nên tích cực thăm khám tại các chuyên khoa da liễu để được điều trị và theo dõi theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: >>> Cách chữa mụn nước ở chân đơn giản tại nhà

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
2 - 2 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status