Mụn nhọt ở trẻ và cách điều trị dứt điểm

Mụn nhọt ở trẻ do vi khuẩn gây ra, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, sốc nhiễm khuẩn… đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu điển hình sẽ giúp cha mẹ kịp thời đưa ra cách điều trị an toàn và phòng tránh hiệu quả.

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là tình trạng các nang lông bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Biểu hiện ban đầu chỉ là nốt đỏ nhỏ trên da, khi tổn thương lan rộng nhọt sẽ lớn dần lên, sưng tấy, hóa mủ gây nhiều đau đớn cho trẻ.

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ

Bất cứ ai cũng có thể mắc mụn nhọn, tuy nhiên trẻ em với sức đề kháng yếu nên trở thành đối tượng dễ mắc hơn cả. Vậy nguyên nhân trẻ mắc mụn nhọt do đâu???

Trẻ bị mụn nhọt do nhiều nguyên nhân gây nên
Trẻ bị mụn nhọt do nhiều nguyên nhân gây nên

+ Do trẻ mắc rôm sảy, chàm sữa: Trên da có rất nhiều vi khuẩn sinh sống, chúng tập trung chủ yếu ở lớp thượng bì và sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ mồ hôi, bã nhờn và các tế bào da. Khi trẻ bị rôm sảy, chàm sữa gây ngứa ngáy nên theo phản xạ trẻ thường xuyên đưa tay lên chà gãi, hành động này vô tình khiến da bị trầy xước, tổn thương. Nếu cha mẹ không vệ sinh da cho trẻ đúng cách sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gây bệnh tấn công tạo nên những nốt mụn nhọt.

+ Trẻ bị suy giảm miễn dịch: Khả năng miễn dịch kém khiến cơ thể không đủ sức chống lại các loại vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mụn nhọt.

+ Trẻ mắc bệnh đái tháo đường

+ Trẻ bị suy dinh dưỡng

+ Trẻ bị thiếu máu hoặc thiếu sắt.

+ Vệ sinh da hàng ngày không đúng cách: Nếu trẻ không mắc các bệnh lý kể trên nhưng vẫn bị mụn nhọt, cha mẹ hãy chú trọng hơn tới vấn đề vệ sinh da cho trẻ. Khi da trẻ tiết nhiều mồ hôi do vận động quá sức nếu không được vệ sinh ngay sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi gây ngứa ngáy, tạo phản xạ gãi làm trầy xước da dẫn tới nhiễm trùng, mụn nhọt.

Dấu hiệu trẻ bị mụn nhọt

Những dấu hiệu mụn nhọt ở trẻ thường có biểu hiện rõ ràng, nếu thường xuyên quan sát cha mẹ sẽ dễ dàng phát hiện ra khi chớm xuất hiện.

+ Ban đầu mụn nhọt phát triển từ một nốt đỏ hoặc hồng trên da, gây đau.

+ Vùng da xung quanh mụn nhọt có thể đỏ và sưng lên.

+ Trong vòng vài ngày, vết sưng phát triển lớn dần và tạo mủ trắng ở trung tâm gây đau nhiều hơn.

+ Cuối cùng khi phát triển đến mức cực đại, mụn nhọt xuất hiện đầu trắng sẽ vỡ ra và chảy nước.

+ Trẻ có thể bị sốt cao, đau khắp cơ thể.

+ Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như: đầu, lưng, ngực, mặt, nách, mông hay bẹn… Đây là những vùng da tiết nhiều mồ hôi và thường bị ma sát.

Mụn nhọt ban đầu chỉ là một nốt đỏ hoặc hồng trên da, gây đau
Mụn nhọt ban đầu chỉ là một nốt đỏ hoặc hồng trên da, gây đau

Mụn nhọt ở trẻ nếu không kịp thời điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng huyết. Khi vi khuẩn đi vào màng não sẽ gây nên biến chứng viêm màng nào, điếc, viêm phổi, áp xe phổi… cực kỳ nguye hiểm.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mụn nhọt vẫn có thể tự lành mà không để lại sẹo, không gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cách trị mụn nhọt ở trẻ an toàn, hiệu quả

Để mụn nhọt không có cơ hội gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ, việc điều trị đúng cách, đúng thời điểm rất quan trọng. Hiện nay, để điều trị mụn nhọt cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

Bài thuốc dân gian

Các loại cây cỏ quanh vườn nhà cũng là phương thuốc đem lại hiệu quả và an toàn mà cha mẹ có thể sử dụng để trị mụn nhọt cho con:

+ Rau mồng tơi: Chuẩn bị một nắm rau mồng tơi tươi, giã nát rồi đắp lên vùng da mụn nhọt của trẻ, ngày thực hiện 2-3 lần. Rau mồng tơi có tác dụng làm mát da bé nên sẽ khiến mụn nhọt nhanh chóng dịu và xẹp đi.

+ Lá sen: Với lá sen mẹ có thể dùng cuống để sắc lấy nước rửa mụn nhọt cho bé hoặc giã nát lá sen cùng cơm nếp đắp lên nhọt cũng rất hiệu quả.

+ Tinh dầu trà xanh: Nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm nên tinh dầu trà xanh có tác dụng giảm đau và giảm khó chịu do mụn nhọt gây nên. Theo đó, mẹ dùng tăm bông thấm tinh dầu trà xanh thoa lên vùng da bị mụn nhọt cho trẻ. Thực hiện 5-6 lần/ngày để nhanh thấy hiệu quả.

Kem bôi chứa corticoid hoặc kháng sinh đường uống

Mặc dù có tác dụng nhanh và mạnh nhưng kem bôi chứa corticoid hay kháng sinh đường uống cần được cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng cho bé. Bởi kem chứa corticoid nếu dùng trong thời gian dài có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn tới hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương của trẻ. Hơn nữa đây là chất độc bảng B được Bộ Y tế cấm sử dụng.

Kháng sinh đường uống chỉ được sử dụng trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng và khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bột tắm thảo dược

Bột tắm Nhân Hưng giúp chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ mụn nhọt ở trẻ

Bột tắm Nhân Hưng giúp chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ mụn nhọt ở trẻ

Nếu mẹ muốn tìm phương pháp an toàn, có thể thay thế các loại thảo dược dân gian mà vẫn đem lại hiệu quả cao thì bột tắm thảo dược chính là lựa chọn hoàn hảo.

Dẫn đầu dòng bột tắm thảo dược trị mụn nhọt cho trẻ phải kể đến Bột tắm Nhân Hưng. Với thành phần then chốt là hoạt chất Berberine chiết xuất thảo dược, kết hợp với tinh chất Hoàng Liên, Chlorophyll, tinh dầu Mùi, Bột tắm Nhân Hưng giúp kháng khuẩn, giảm viêm, làm sạch da từ đó giảm đỏ tấy và nguy cơ nhiễm trùng da, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm đau nhức tại vùng da bị mụn nhọt của trẻ.

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Cách sử dụng như sau: Hòa tan 1 gói với ¼ thìa nước ấm tạo thành dung dịch đậm đặc chấm lên nốt mụn, sử dụng 2 lần/ngày.

Cách phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ

+ Giữ vệ sinh tốt: Để phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ hiệu quả, vấn đề vệ sinh cá nhân cần được đặt lên hàng đầu. Theo đó, cha mẹ thường xuyên giặt giũ quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ, tắm gội cho trẻ bằng sản phẩm có khả năng diệt khuẩn sẽ giúp bé tránh được vi khuẩn gây mụn nhọt. Đặc biệt, khi trẻ bị ngứa ngáy, trầy xước cần được nhanh chóng vệ sinh đúng cách để không gây nhiễm trùng.

+ Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn, đủ sức chống lại vi khuẩn gây bệnh.

+ Tăng cường đề kháng da: Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp phù hợp với trẻ không chỉ giúp loại vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da mà còn giúp làn da của trẻ tăng cường đề kháng một cách hiệu quả.

Chế độ ăn cho trẻ bị mụn nhọt

Khi trẻ bị mụn nhọt, cha mẹ cần hạn chế cho con ăn những thực phẩm sau:

+ Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đây là thực phẩm khiến da trẻ tăng bã nhờn và mồ hôi làm bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến mụn nhọt thêm nặng.

+ Đồ ăn nhanh: Do chứa nhiều chất béo và chất bảo quản nên đồ ăn nhanh cũng là nhóm thực phẩm trẻ bị mụn nhọt nên tránh xa.

+ Đồ ngọt: Hàm lượng đường trong các loại đồ ngọt rất cao, khi trẻ bị mụn nhọt ăn vào sẽ làm tăng tiết bã nhờn nhiều hơn.

+ Ngoài ra, nếu không muốn các nốt mụn nhọt để lại sẹo xấu xí trên da, cha mẹ không nên cho trẻ ăn hải sản, rau muống, thịt bò…

Để việc điều trị mụn nhọt ở trẻ nhanh chóng đạt hiệu quả cha mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm có tính mát như hoa quả, trái cây, rau xanh… Đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Đọc thêm:

>>> Bé bị mụn nhọt ở mông và cách điều trị hiệu quả

>>> Mụn nhọt bị vỡ  phải làm sao để trẻ không nhiễm trùng

Dược sỹ Bùi Hương Giang

Dược sĩ đa khoa của Học Viện Quân Y - Có hơn 5 năm trong tư vấn tư vấn các lĩnh vực về bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc sức khỏe cho bé ..
Mua Bột Tắm ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Bột Tắm nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https:/www.high-endrolex.com/21