Khi mụn nhọt bị vỡ cần được lau sạch bằng chất khử trùng rồi băng lại bằng gạc vô trùng để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt, không để mủ vỡ lây lan sang các vùng da khác dẫn tới viêm và nổi mụn.
Mụn nhọt bị vỡ: Nguy hiểm tiềm ẩn khi không xử lý kịp thời
Bất cứ ai khi bị mụn nhọt tấn công ngoài cảm giác khó chịu, đau đớn còn mang trong mình nỗi sợ hãi khi không may gặp phải biến chứng. Và chuyện đó hoàn toàn có thật, vì thực tế cho thấy, nhiều người do không biết cách xử lý mụn nhọt hoặc xử lý quá trễ đã gặp phải biến chứng nhiễm trùng, tử vong.
Mụn nhọt ở trẻ nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
Với trẻ nhỏ, mụn nhọt càng trở lên đáng sợ hơn khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt, làn da nhạy cảm dễ tổn thương nên khó chống lại sự “tàn phá” của tụ cầu vàng. Trước những tác hại khó lường, liệu rằng cha mẹ có còn coi thường khi con mắc phải mụn nhọt?
Một trong những dấu hiệu cho thấy mụn nhọt đã đến giai đoạn “chín muồi” đó là mụn nhọt bị vỡ. Nhưng chớ nên vội mừng bởi đây cũng là giai đoạn nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Vậy, nên xử lý mụn nhọt bị vỡ ở trẻ thế nào cho an toàn, hiệu quả, không tác dụng phụ? Cha mẹ hãy áp dụng ngay 4 bước sau:
Vệ sinh da tay sạch sẽ
Trước khi có ý định động vào vùng da bị mụn của trẻ, cha mẹ cần chắc chắn tay mình đã được khử trùng bằng cách rửa sạch bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn bám trên tay, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
Xử lý mụn bị vỡ
Khi mụn nhọt bị vỡ, mủ bên trong cũng theo đó trồi lên trên bề mặt da, tuy nhiên chúng chưa trồi hết. Để loại bỏ hết mủ, mẹ dùng tay sạch nhẹ nhàng ấn vào vùng da bị mụn để mủ trồi lên.
Sử dụng gạc vô trùng thấm hết vết máu và mủ không để lây lan sang các vùng da xung quanh. Càng nhẹ nhàng càng tốt để trẻ không bị đau, đồng thời tránh để lại sẹo.
Mụn bị vỡ cần được xử lý bằng chất khử trùng
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ là làm sao?
Vệ sinh da vùng mụn nhọt sạch sẽ
Sau khi đã thấm hết mủ và máu, dùng chất khử trùng vệ sinh sạch sau đó lau khô.
Sử dụng Bột tắm Nhân Hưng
Để ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm, mẹ dùng tay sạch bôi Bột tắm trẻ em Nhân Hưng lên vùng da mụn của bé. Thể chất gel sẽ giúp tạo lớp màng mỏng bảo vệ da trẻ khỏi các tác nhân có hại từ môi trường xung quanh, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thâm, sẹo. Cuối cùng, dùng miếng gạc vô trùng băng vết thương của trẻ lại.
Bột tắm trẻ em Nhân Hưng
Để mụn nhọt ở trẻ nhanh lành, mẹ hãy làm ngay cách này
Không ít cha mẹ nghĩ rằng khi mụn nhọt bị vỡ là báo hiệu trẻ đã thoát khỏi sự nguy hiểm. Nhưng điều này chưa hẳn đúng, các bước xử lý sau khi mụn vỡ, cũng như cách chăm sóc da trẻ mới là điều quan trọng.
Để mụn nhọt ở trẻ nhanh lành, mẹ đừng quên áp dụng ngay cách này:
Thường xuyên thay băng và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn của trẻ
- Thay băng thường xuyên cho trẻ, trước khi thay băng mới cần vệ sinh vùng da mụn bằng thuốc sát trùng và bôi Bột tắm Nhân Hưng.
- Tuyệt đối không sử dụng kem bôi có chứa corticoid, không đắp bất cứ loại lá nào theo kinh nghiệm dân gian lên vùng da bị mụn bởi chúng có thể khiến trẻ bị kích ứng, nhiễm trùng và gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Cho bé dùng khăn lau riêng, thường xuyên giặt khăn lau mặt, ga giường, khăn tắm ở nhiệt độ cao để loại bỏ hết vi khuẩn.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh để tránh tình trạng bé bị nóng trong,
- Giữ cho tinh thần trẻ ổn định, tránh căng thẳng quá mức.
- Nếu mụn nhọt kéo dài trên 1 tuần, vết thương bị loét da, chứa mủ… cha mẹ lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để kịp thời xử lý.
Đọc thêm:
>>> Bạn có biết Mụn nước ở kẽ ngón tay là bệnh gì