Chỉ cần sở hữu 5 bí quyết chăm sóc da mụn nhọt ở trẻ cực đơn giản và hiệu quả dưới đây sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa tiêu diệt mụn nhọt ở trẻ dễ dàng hơn bao giờ hết. Những tips hay chăm sóc da mụn nhọt ở trẻ cụ thể gồm những gì, có dễ thực hiện hay không và có thực sự hữu ích để các bậc phụ huynh gối đầu giường? Tất cả sẽ được giải đáp trọn vẹn trong bài viết này.
1.Vệ sinh da trẻ sạch sẽ
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị mụn nhọt đó là vệ sinh, chăm sóc da không được sạch sẽ, để da trẻ tiết nhiều mồ hôi, dính bụi bẩn khiến vi khuẩn, tụ cầu khuẩn xâm nhập gây ra mụn nhọt. Bởi vậy, khi trẻ có dấu hiệu trẻ bị mụn nhọt cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề vệ sinh vùng da bị mụn của trẻ:
Giữ da luôn sạch sẽ là chìa khóa vàng trong điều trị mụn nhọt ở trẻ
- Rửa, vệ sinh vùng da trẻ bị mụn nhọt bằng nước sạch hoặc nước muối loãng, cồn iod 3%, betadin để sát khuẩn.
- Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Giữ da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, cho trẻ mặc quần áo chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
- Vệ sinh nhà cửa, giặt rũ chăn ga gối đệm thường xuyên.
- Khi da bé bị trầy xước hay đứt tay, cần nhanh chóng rửa tay và xử lý vùng da bị trầy xước đúng cách. Luôn để bé trong tầm quan sát để phòng ngừa bất trắc có thể xảy ra.
2.Không tự ý nặn mụn nhọt ở trẻ
Tự ý nặn mụn nhọt cho trẻ bằng bất kỳ hình thức nào như dùng tay, dùng dụng cụ kim loại… chỉ khiến tình trạng mụn nhọt của trẻ trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn có thể gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nhất là với mụn đinh râu.
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn huyết sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể cùng lúc gây ra nhiều bệnh như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng tim, viêm màng não. Nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời trẻ có thể bị mất mạng.
Tuyệt đối không tự nặn mụn nhọt cho trẻ
>>> Đọc thêm: Mụn nhọt ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Tương tự việc nặn mụn nhọt, các chuyên gia cũng khuyến cáo tuyệt đối không được gãi, chà sát, trích hút mủ mụn nhọt bằng các bài thuốc dân gian hay các mẹo được lưu truyền từ người này sang người khác. Việc nặn mụn nhọt ở trẻ tốt nhất cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt nếu nhận thấy mụn nhọt ở trẻ có dấu hiệu nằm sâu dưới da, không vỡ, không khỏi, khối mụn mềm ở giữa, xung quanh có nền cứng thì cần đưa bé tới bệnh viện kiểm tra để phát hiện sớm bệnh nguy hiểm khác.
3.Dinh dưỡng cho trẻ lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe hơn và đủ sức để chống đỡ lại sự tấn công của tụ cầu vàng. Bởi thực tế, nếu hệ miễn dịch tốt, mụn nhọt sẽ chỉ khu trú tại một vùng da của trẻ nhưng hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, tấn công, phát triển mụn nhọt rộng ra các vùng xung quanh.
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Về chế độ dinh dưỡng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, khi bước vào tuổi ăn dặm, thực đơn hàng ngày trong các bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là:
- Chất đạm,
- Chất béo,
- Chất bột đường,
- Vitamin và khoáng chất.
Việc được cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất sẽ giúp bé phát triển toàn diện và ít bị ốm yếu hoặc bị mụn nhọt tấn công.
4.Ưu tiên sử dụng sản phẩm có tính kháng khuẩn
Trong chăm sóc da mụn nhọt cũng như điều trị mụn nhọt ở trẻ, cha mẹ nên ưu tiên sử dụng sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, được bào chế dưới dạng gel để giúp thẩm thấu vào da nhanh hơn, mang lại tác dụng tốt hơn và giúp rút ngắn thời gian điều trị. Một trong những sản phẩm các mẹ có thể tham khảo đó là gel Oatrum Kids.
Oatrum Kids Gell
Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, Oatrum Kids giúp cắt tận gốc nguyên nhân gây mụn nhọt đồng thời giúp giảm sưng đỏ, săn se và tái tạo da, ức chế hình thành mụn mới và giảm thâm sẹo.
Tinh chất Berberine – thành phần chính trong gel Oatrum Kids
Sản phẩm còn tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của trẻ do có nguồn gốc thảo dược, không chứa corticoid, không chất tạo mùi, không hóa chất kích ứng. Để sử dụng gel Oatrum Kids, mẹ chỉ cần rửa sạch vùng da bị mụn của trẻ, thoa một lớp gel dày lên khu vực da có mụn, để khô tự nhiên, sử dụng 3 lần/ ngày mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
5.Khuyến cáo khi chăm sóc da mụn nhọt ở trẻ
Bên cạnh 4 mẹo chăm sóc da mụn nhọt ở trẻ kể trên, cha mẹ cần lưu ý:
- Không tự ý đắp, tắm cho bé bằng các loại lá cây không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những loại lá cây này có thể chứa bụi bẩn, tạp chất, thuốc trừ sâu thúc đẩy mụn nhọt viêm loét, mưng mủ và khó chữa hơn.
Trẻ có thể bị hoại tử da bị đắp lá cây không đảm bảo
- Không bôi các loại kem dưỡng da, kem tự chế, kem có chứa chì, corticoid lên vùng da bị mụn của trẻ.
- Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.
- Không tắm cho trẻ bằng xà phòng tắm, sữa tắm khi trẻ đang bị mụn nhọt.
Hy vọng với 5 mẹo nhỏ vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ dễ dàng phòng ngừa và chữa trị mụn nhọt cho trẻ để bé yêu của bạn không phải chịu khổ vì những vết mụn nhọt đáng ghét này.
Đọc thêm: Bé bị mụn nhọt ở mông bôi thuốc gì ?